Viêm tuyến giáp không đau sau sinh: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp sau sinh xảy ra ở khoảng 5 đến 7 phần trăm phụ nữ sau sinh đẻ, có thể liên quan đến hiện tượng tự miễn.
Viêm tuyến giáp là tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính tại tuyến giáp do nhiều căn nguyên khác nhau và thường gây ra những thay đồi trong chức năng tuyến giáp từ cường giáp (do tổn thương phá hủy tuyến), bình giáp hoặc suy giáp (do cạn kiệt hormon) tùy theo từng giai đoạn bệnh. Để phân biệt các loại viêm tuyến giáp cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tốc độ khởi phát bệnh và đặc biệt là tình trạng đau vùng cổ.
Viêm tuyến giáp sau sinh xảy ra ở khoảng 5 – 7% phụ nữ sau sinh đẻ, có thể liên quan đến hiện tượng tự miễn.
Chẩn đoán xác định
Biểu hiện nhiễm độc giáp nhẹ hoặc trung bình xảy ra sau sinh 1 – 6 tháng, tự hồi phục sau vài tháng.
Bướu giáp: thường nhỏ, không đau, chắc.
Chức năng tuyến giáp: FT4 tăng, TSH giảm.
Kháng thể kháng receptor tuyến giáp (TRAb) bình thường.
Độ tập trung I131 thấp (không được chỉ định nếu bệnh nhân cho con bú).
Chẩn đoán phân biệt
Viêm tuyến giáp sau sinh có triệu chứng nhiễm độc giáp rõ cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Basedow dựa vào:
Bướu giáp trong bệnh Basedow thường lớn hơn, mềm, có tiếng thổi và các biểu hiện mắt.
TRAb thường tăng cao.
Độ tập trung I131 cao.
Siêu âm Doppler tăng sinh mạch trong tuyến giáp.
Điều trị
Nếu cường giáp rõ: điều trị giảm triệu chứng bằng chẹn beta giao cảm (propranolol 40mg/ngày hoặc atenolol 50mg/ngày). cần theo dõi FT4 hàng tháng. Có thể ngừng khi FT4 trờ về bình thường.
Giai đoạn suy giáp: điều trị thay thé hormon giáp bằng L-thyroxin (xem thêm bài suy giáp).
Series bài viết: Phác đồ điều trị nội khoa