Tổn thương giải phẫu bệnh: niêm mạc họng sưng nề, sung huyết, các tuyến tăng tiết, trên niêm mạc có phủ một lớp dầy dịch tiết. Trong các huyết quản dưới niêm mạc cũng như ở các tuyến nhầy có tình trạng thâm nhiễm lympho bào.
Bệnh diễn biến nhanh. Giai đoạn đầu gồm các triệu chứng họng khô, nóng rát, đau, nuốt đau. Các triệu chứng toàn thân nói chung nhẹ, nhưng phụ thuộc vào tuổi tác, sức đề kháng và nguyên nhân gây bệnh với biểu hiện: sốt, đau đầu, ăn uống kém, tay chân đa mỏi.
Nuốt đau rõ, nói giọng mũi, khan, nhiều dịch tiết ở họng gây ho có thể có giảm thính lực. Khám tại chỗ: vùng họng sưng đỏ, sung huyết, amidan có thể thấy mủ, vàng phủ lên trên, hạch dưới hàm sưng to, ấn đau.
Theo y học cổ truyền, bệnh này thuộc phạm trù của chứng “hầu tý”. Khái niệm hầu tý lần đầu tiên được nhắc đến trong Tố Vân – Âm dương biệt luận. Các tác giả đời sau dần dần phân loại bệnh này chi tiết hơn thành “phong nhiệt hầu tý”, “phong thấp hầu tý”.
Bệnh do sinh hoạt không điều độ làm cho vệ khí bất cố, phong nhiệt tà thừa hư xâm phạm, từ miệng, mũi, đi xuống dần hầu họng. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không thỏa đáng, hoặc bẩm tố phế vị tích nhiệt thì tà khí sẽ truyền vào lý gây thành chứng phế vị nhiệt thịnh. Nếu là người có bẩm tố hư hàn, phong hàn sẽ thừa cơ xâm nhập vào bì mao, rồi vào phế sau đó kết ở họng mà sinh thành chứng phong hàn hầu tý.
Biện chứng: bệnh thuộc trực chứng cần phân biệt rõ biểu – lý. Giai đoạn đầu, lúc tà khí còn ở phế vệ các triệu chứng chủ yếu thuộc biểu, bệnh tình tương đối nhẹ. Tuy nhiên, thành phong hàn và phong nhiệt, nhưng có đến 80% thuộc về nhiệt, phong hàn chỉ chiếm khoảng 20% hơn nữa giai đoạn ngắn này, rất nhanh hóa thành nhiệt chứng. Bệnh diễn biến khoảng 2-3 ngày, nếu tà khí không giải được, thường theo kinh vào lý rồi biến thành chứng lý nhiệt, bệnh tình lúc này nặng hơn. Trên lâm sàng có thể phân thành 3 loại: phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập vào phế và phế vị nhiệt thịnh.
Phong nhiệt: họng hơi sưng đỏ, khô, nóng, hơi đau, ngứa cổ, nuốt khó, có thể kèm sốt, hơi bị lạnh, đau đầu, ho và khạc ra đờm vàng, chất lưỡi bình thường hoặc hơi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sắc.
Phong hàn: họng hơi đau, hoặc ngứa, niêm mạc hơi đỏ nhưng không sưng, nuốt có cảm giác vướng, sốt nhẹ, sợ lạnh, không có mồ hôi, chảy nước mũi trong, ho có đờm trong loãng, chất lưỡi hồng nhạt, rêu trắng mỏng, nhuận, mạch phù khuẩn.
+ Hơn 50% các trường hợp viêm họng cấp tính là do virus. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như cơ thể nhiễm lạnh khiến cho các vi mao quản ở họng co thắt lại, gây nên tình trạng thiếu máu ở đây, sức đề kháng giảm xuống. Vì thế,tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nguyên có thể xâm nhập vào.
+ Lao động mệt mỏi, dinh dưỡng không đủ, hút thuốc lá, uống rượu quá độ.
+ Điều kiện sống và làm việc thông khí kém, không khí ô nhiễm, các loại bụi công nghiệp cũng như hóa chất.
+ Suy nhược toàn thân, kém rèn luyện, ít ra ánh sáng, thích sứng với lạnh kém, ăn các thức ăn kích thích họng.
Phế vị nhiệt thịnh: họng sưng đau nhiều, màn hầu sưng đỏ, nuốt khó, đau, đờm vàng, nhiều, khó khạc, hạch góc hàm sưng to, ấn đau, sốt, miệng khô, đầu đau, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dầy, mạch hồng sác.
Điều trị: pháp điều trị bệnh này chú trọng khu tà. Giai đoạn đầu, tà khí còn ở phế vệ nên dùng pháp sơ giải, không nên lạm dụng các thuốc đắng lạnh. Khi tà khí đã truyền vào lý, nên dùng phép thanh nhiệt. Khi uống thuốc nên ngậm trong miệng và từ từ nuốt, ngoài ra nên kếp hợp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân để tăng cường hiệu quả điều trị.
Điều trị thể phong nhiệt: pháp điều trị là sơ phong thanh nhiệt, giải độc lợi họng. Dùng bài thuốc Sơ phong thanh nhiệt thang (nghiệm phương) gia giảm: kinh giới 10 g, phòng phong 10g ,ngưu bang tử 12g, cam thảo 6g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, hoàng cầm 12 g, tang bạch bì 12 g, xích thược 12 g, cát cánh 10g, triết bối mẫu 10 g, thiên hoa phấn 12g, huyền sâm 12g. Đau đầu da mạn kinh tử, cảo ban, ho ngứa họng nhiều gia huyền sâm, thuyền thoái, quất hồng bì, đau họng nhiều gia xạ can, sơn đậu căn.
Điều trị thể phong hàn: pháp điều trị là tân ôn giải biểu, sơ phong tán hàn. Dùn bào thuốc Lục vị thang (Hầu khoa bí chỉ) gia giảm: kinh giới 10 g, phòng phong 10 g, cát cánh 10 g, cam thảo 6 g, bạc hà 6 g, cương tàm 10 g, tô diệp 10 g, sinh khương 10 g. Mũi tắc, chảy nước trong, gia thương nhĩ tử, tân di, ho nhiều gia tử uyển, cát cánh, ngứa họng nhiều gia xác ve, quất hồng bì.
Điều trị thể phế vị nhiệt thịnh: pháp điều trị là thanh nhiệt giải độc, lợi hầu tiêu thũng. Dùng bài thuốc Thanh hầu lợi cách thang (Hầu chứng toàn khoa tử trân tập) gia giảm: kim ngân hoa 12 g, kiên kiều 12 g, đại hoàng 6 g, hoàng cầm 10 g, chi tử 10 g, bạc hà 6 g, ngưu bàng tử 12 g, kinh giới 10 g, phòng phong 10 g, huyền minh phấn 6 g. Đại tiện bí, bội đại hoàng, khát nhiều gia thiên hoa phấn, đờm nhiều gia qua lâu nhân, bối mẫu;sốt cao gia thạch cao, tri mẫu, họng sưng nhiều gia đan bì, xích thược.
Điều trị tại chỗ: dùng các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống như kim ngân hoa, liên liều, kinh giới, ngưu bàng tử, cam thảo để chế thành dung dịch khí dung. Dùng máy khí dung để tiến hành điều trị tại chỗ.
Điều trị bằng châm cứu: dùng kim tam lăng chích nặn máu huyệt thiếu thương, ngày một lần.