[Trường phái Châm cứu] Cấy chỉ điều trị hội chứng thắt lưng hông | Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng cấy chỉ

Hội chứng thắt lưng hông là một hội chứng bệnh khá phổ biến và thường gặp trong lâm sàng, với đặc điểm là xuất hiện chứng đau vùng thắt lưng lan xuống mông đùi và cẳng chân. Trong nhiều năm làm công tác điều trị tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện ĐKKV Triệu Hải chúng tôi đã thực hiện các phương pháp điện châm, thuỷ châm, cấy chỉ vào huyệt để điều trị cho nhiều bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông do thoái hoá cột sống thắt lưng và đạt được những kết quả nhất định, chúng tôi thấy phương pháp cấy chỉ vào huỵệt đã đem lại kết quả giảm đau nhanh và hồi phục sức khoẻ cho bệnh nhân khá tốt .Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài áp dụng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoái hoá cột sống thắt lưng với mục tiêu : đánh giá kết quả của phương pháp điều trị và để triển khai áp dụng thêm kỹ thuật trong công tác điều trị tại đơn vị y tế cơ sở.

I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

1. Định nghĩa: Hội chứng thắt lưng hông là một hội chứng biểu hiện bằng hiện tượng đau ở vùng thắt lưng được giới hạn từ ngang đốt sống thắt lưng L1 phía trên đến đĩa đệm đốt sống thắt lưng L5-S1 ở phía dưới lan xuống chân , là hội chứng của nhiều bệnh như viêm rễ thắt lưng cùng, viêm khớp cột sống , thoái hoá cột sống, viêm xơ cơ thắt lưng cùng, đau thần kinh toạ …

2.Đặc điểm giải phẩu:

Đoạn thắt lưng cùng gồm 5 đốt sống , 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn đây là nơi chịu 80% trọng lượng của cơ thể và có tầm hoạt động theo mọi hướng.Thần kinh chi phối bao gồm : đám rối thắt lưng được tạo bởi 4 ngành trước của 4 dây sống thắt lưng L1,L2,L3,L4, đám rối cùng được tạo bởi dây thần kinh thắt lưng cùng và ngành trước của các dây cùng S1,S2,S3,S4, dây thần kinh hông to được tạo nên bởi đám rối cùng gồm thân dây thắt lưng cùng (L4,L5) và 3 dây cùng (S1,S2,S3.), các dây này đều liên quan đến cấu trúc vùng cột sống thắt lưng cũng như thân đốt sống, đĩa đệm , hình thái ống sống, các khớp đốt sống, dây chằng các cơ cạnh sống , mặt khác còn liên quan đến tư thế vận động của cột sống như ưỡn ,cúi và nghiêng quá mức .

3.Cơ chế đau ở vùng thắt lưng :

Cơ chế đau chủ yếu ở đây là sự kích thích các nhánh thần kinh cảm giác có nhiều ở mặt sau thân đốt sống và đĩa đệm ( mặt trước của tuỷ và đuôi ngựa), trên dây chằng dọc sau của thân đốt sống, những tổn thương của thân đốt sống(viêm ,u, chấn thương ) và của đĩa đệm (viêm, thoát vị) khi chèn ép vào vùng này đều gây đau.

Từ trong ống tuỷ các rễ thần kinh đi ra ngoài qua các lổ liên hợp của đốt sống, khi có các tổn thương chèn ép hoặc kích thích vào các rễ này trên đường đi cũng gây cảm giác đau và rối loạn vận động ( các rễ này là thần kinh hổn hợp).

Có một mối liên quan giữa các nhánh thần kinh cảm giác nội tạng và các nhánh của thần kinh của vùng quanh cột sống thắt lưng . Điều này giải thích một số bệnh nội tạng có đau lan ra vùng thắt lưng .

4.Lâm sàng Hội chứng thắt lưng hông:

4.1Cơ năng:

Triệu chứng đau:

+Đau âm ỉ , đau nhức , đau mỏi, đau từng cơn, đau gia tăng khi vận động , đau lan xuống mông và chân.

+Các dấu hiệu kèm theo : Cảm giác kiến bò , tê rần thường gặp trong các tổn thương có chèn ép rễ và dây thần kinh.

Giảm cơ lực : Cảm thấy yếu chân , đi lại chống mỏi, xuất hiện khi có tổn thương rễ và dây thần kinh

Hạn chế vận động cột sống : Cúi ngửa khó khăn , dáng đi gù hoặc ưỡn.

4.2 Thực thể:

Thay đổi hình dạng cột sống : Gù , vẹo , ưỡn .

Tầm hoạt động của cột sống bị giới hạn.

4.3 X quang: Có thể thấy hình ảnh thoái hoá đốt sống, hẹp khe khớp, đặc xương, cầu xương, nứt đốt sống (gai đôi) , cùng hoá , thắt lưng hoá… [3]

5. Hội chứng cột sống:

Điểm đau cột sống: Ấn hoặc gõ trên các mõm gai đốt sống bệnh nhân để tìm điểm đau, trường hợp tổn thương rễ thần kinh thưòng có điểm đau ở đốt sống tương ứng.

Điểm đau cạnh sống: trường hợp tổn thương rễ thần kinh sẽ có điểm đau tương ứng.

Co cứng cạnh sống thắt lưng: Quan sát bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng hoặc nghiêng, cơ bên nào bị co sẽ nổi vồng lên, sờ nắn thấy khối cơ căng chắc

Các biến dạng cột sống: Có thể thấy gù, vẹo, ưỡn cột sống khi quan sát bệnh nhân ở tư thế thẳng đứng.

Tầm hoạt động của cột sống thắt lưng (nghiệm pháp schoober) chỉ số shoober bình thường 14/10-15/10

Đo độ cong cột sống thắt lưng bằng thước đo độ cong: Bình thường độ ưỡn thắt lưng trung bình là 18mm. Độ ưỡn tối đa là 30mm. Độ gù trung bình là 13mm.

Đo độ nghiêng và độ xoay của cột sống thắt lưng: độ nghiêng bình thường là 29- 31 độ, góc xoay bình thường từ 30-32 độ

6.Hội chứng rễ thần kinh

Điểm đau Walleix (W): W1: Điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển. W2: Điểm giữa nếp lằn mông. W3: Điểm giữa mặt sau đùi. W4: Điểm giữa kheo chân (ấn vào điểm trên đường đi của dây thần kinh)

Dấu hiệu bấm chuông (signe de la somette) ấn vào điểm đau cạnh sống thắt lưng xuất hiện đau lan dọc xuống chân theo khu vực phân bố của rễ thần kinh tương ứng.

Dấu Lasegue: Bình thường bệnh nhân nằm ngửa nâng chân lên 900 so với mặt giường, trong tổn thương rễ thần kinh thắt lưng- cùng khi căng kéo thần kinh hông to có thể gây đau, nâng chân ở 400 bệnh nhân đau thì Lasegue (+) 400

Dấu Bonnet (Signe de Bonnet): Bệnh nhân nằm ngửa, gấp gối về phía bụng và xoay khớp háng ra ngoài thì xuất hiện đau ở thắt lưng, mông và đùi (Bonnet(+)) gặp trong hội chứng đau thắt lưng –cùng.

Dấu hiệu Néri: Bệnh nhân đứng thẳng , giữ thẳng hai gối từ từ gập người chạm hai tay xuống đất, xuất hiện đau dọc dây thần kinh hông to, chân đau co lại, gặp trong hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng cùng. [4]

7.Quan điểm của Y học cổ truyền về Hội chứng thắt lưng hông:

* Khái niệm: Hội chứng thắt lưng hông là một chứng bệnh thường gặp thuộc phạm vi chứng tý được mô tả trong các bệnh danh sau: yêu thống(đau lưng), yêu thoái thống(đau lưng – đùi), yêu cước thống (đau lưng – chân), yêu cước toan đông (đau lưng – chân đau nhức), toạ cốt phong (đau xương hông do phong tà).

Những bệnh danh là do căn cứ vào vị trí hoặc nguyên nhân của chứng bệnh mà đặt tên. Các triệu chứng bệnh được mô tả thuộc phạm vi chứng tý. Tý có nghĩa là tắc, chứng tý theo Y học cổ truyền là một chứng bệnh mà đặc điểm chủ yếu là đau các cơ khớp ở tay chân… do khí huyết không thông gây bế tắc kinh lạc.

Nguyên nhân gây ra chứng tý là do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn tà thừa hư xâm nhập vào cơ thể, kinh mạch bị tắc trở không được lưu thông gây đau.

Hành tý: chủ yếu là do phong tà gây ra với tính chất đau di chuyển không có điểm đau cố định, vận động đau tăng lên, nghỉ ngơi giảm đau.

Thống tý : Chủ yếu do hàn tà gây ra. Với tính chất đau dữ dội, đau buốt như xuyên kèm theo co rút gân, đau nhiều về đêm và mùa đông thời tiết lạnh, giảm đau khi chườm nóng.

Trước tý: Chủ yếu do thấp tà gây ra, với tính chất đau nhức nhối, mỏi, cảm giác tê nặng nề, tê dại, lâu ngày có thể teo cơ, bệnh nhân thích xoa bóp, ngại vận động. khi thời tiết có độ ẩm cao thì đau tăng.

*Về nguyên nhân cơ chế bênh sinh: theo Y học cổ truyền chia thành 3 thể chính:

Ngoại nhân: Do tà khí bên ngoài phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập kinh túc thái dương bàng quang và kinh túc thiếu dương đởm gây nên bệnh.

+Phong tà có tính chất di chuyển và xuất hiện đột ngột vì thế mà yêu thống, yêu cước thống cũng xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh và đau lan truyền theo đường đi của kinh túc thiếu dương đởm, kinh túc thái dương bàng quang.

+Hàn tà: Có tính chất ngưng trệ, làm cho khí huyết kinh lạc bị tắc nghẽn, mặt khắc bệnh nhân có tình trạng khí huyết ứ trệ ở kinh lạc thì càng dễ có điều kiện để phát bệnh. Tính chất co rút của hàn tà là rất căng, gây co rút gân cơ, ngoài ra gây cảm giác đau buốt như xuyên, ố hàn. Hàn hoá nhiệt thì bệnh nhân có cảm giác nóng rát nơi đau .

+Thấp tà: Thấp tà gây nên một số triệu chứng có đặc trưng như: cảm giác tê bì, nặng nề, rêu lưỡi nhờn , chất lưỡi bệu…

Nội nhân: Do chính khí hư, cơ thể bị hư yếu, rối loạn chức năng của các tạng phủ nhất là tạng can và tạng thận. Can tàng huyết, can chủ cân có liên quan biểu lý với đởm, chức năng của tạng can hư, can không tàng được huyết, không nuôi dưỡng được cân, dẫn đến huyết bị suy kém, cân yếu mỏi hoặc co rút.

Thận chủ cốt tuỷ. Thận tàng tinh, sinh tinh huyết , lưng là phủ của thận. Thận có quan hệ biểu lý với phủ bàng quang. Thận hư , xương cốt yếu, huyết ít đều có ảnh hưởng tới lưng góp phần gây chứng yêu thống và toạ cốt thông.

Bất nội ngoại nhân: Do bê vác vật nặng sai tư thế, do sang chấn làm huyết ứ , khí trệ dẫn tới bế tắc kinh khí của kinh bàng quang, kinh đởm gây nên đau và hạn chế vận động. [6]

*Biện chứng hội chứng thắt lưng theo Y học cổ truyền

HCTLH thuộc phạm vi chứng yêu thống, yêu cước thống của Y học cổ truyền. Theo Y học cổ truyền các chứng yêu thống, yêu cước thống được phân thành 4 thể: Thể phong hàn, thể can thận hư, thể ứ huyết, thể phong thấp. Hội chứng thắt lưng hông trên lâm sàng được chia làm 2 thể:

Thể can thận hư: nguyên nhân là do chức năng can thận bị suy kém, phong hàn thấp thừa hư xâm nhập vào kinh bàng quang hoặc kinh đởm làm kinh khí bị bế tắc, sự lưu thông của khí huyết không bình thường, khí huyết không điều hoà gây đau và hạn chế vận động. thấp lâu ngày không giải được sẽ hoá hoả mặt khác kinh cân bị thiếu dưỡng sẽ dẩn đến cân cơ mềm yếu, teo nhẻo.

Biểu hiện lâm sàng : sau khi nhiễm phải phong hàn thấp bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng có thể lan xuống mông và chân đi lại khó khăn . đau tăng khi trời lạnh và ẩm thấp chườm nóng dể chịu , chân tay lạnh ẩm ,có thể sợ lạnh, chân có cảm giác nặng nề, tê bì hoặc kiến bò. Thích ăn nóng hoặc uống nước ấm. đại tiện bình thường hoặc hơi nát, tiểu tiện trong , rêu lưỡi trắng nhớt , mạch phù hoặc phù hoạt. bệnh lâu ngày thấp hoá hoả sẽ ảnh hưởng đến can thận và tỳ, lúc đó các triệu chứng đau lưng và , ù tai, mỏi gối hoa mắt chống mặt sẽ xuất hiện rõ , kèm theo các triệu chứng người mệt mỏi ăn ngủ kém, teo cơ, đại tiện táo , tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ mạch hoạt sác hoặc trầm tế sác.

Pháp điều trị :bổ can thận , khu phong tán hàn kiện tỳ trừ thấp thông kinh hoạt lạc.

Thể huyết ứ: nguyên nhân do lao động quá sức hoặc vận động sai tư thế hoặc do bị ngã va đập, bị đánh… gây huyết ứ làm bế tắc kinh lạc sự lưu thông kinh khí không bình thường, khí huyết không điều hoà gây đau và hạn chế vận động.

Biểu hiện lâm sàng: đau dữ dội vùng thắt lưng , có thể lan xuống mông và chân, không đi lại được hoặc đi lại khó khăn. nằm trên giường cứng co chân dễ chịu hơn, đau tăng mỗi khi ho hắt hơi, vận động đi lại đau tăng, ăn ngủ kém , đại tiểu tiện bình thường, chất lưỡi hơi tím , rêu lưỡi trắng mỏng, mạch sáp.

Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết thông ứ .

*Điều trị Hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp không dùng thuốc.

Xoa bóp bấm huyệt.

Châm cứu : Y học cổ truyền sử dụng phương pháp châm cứu điều trị chứng yêu thống,yêu cước thống tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Ôn kinh thông lạc làm ấm, lưu thông khí huyết trong kinh lạc.

+ Thư cân hoạt lạc làm cho cân giãn duổi ra.

+ Hoạt huyết hoá ứ làm cho huyết lưu thông tốt trong kinh lạc.

Trên cơ sở đó có rất nhiều kỹ thuật châm cứu được áp dụng bao gồm : thể châm, điện châm, ôn châm, cấy chỉ…

Công thức huyệt sử dụng trong châm cứu cũng rất phong phú, theo kinh nghiệm của nhiều tác giả song huyệt thường được sử dụng là: thận du , đại trường du, uỷ trung, giáp tích L1-S1, các huyệt thuộc đường kinh bàng quang và kinh đởm, theo đường đi của dây thần kinh toạ, các a thị huyệt .

*Phương huyệt áp dụng:

Thể can thận hư:

+Châm bổ: thận du, can du, tỳ du, tam âm giao

+Châm tả các huyệt: Nếu bệnh nhân chỉ đau vùng thắt lưng thì châm giáp tích L1-S1, đại trường du, dương lăng tuyền , uỷ trung.

Nếu đau từ thắt lưng lan xuống mông theo đường đi của kinh bàng quang châm tả bên đau theo công thức huyệt : Giáp tích L1-S1, trật biên , ân môn, thừa sơn, đại trường du, thừa phù , uỷ trung , côn lôn.

Nếu bệnh nhân đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân theo đường đi của kinh đởm châm tả các huyệt: giáp tich L1-S1, hoàn khiêu , đại trường du, túc tam lý, phong thị, huyền chung.

Thể huyết ứ: Châm tả theo công thức giống thể can thận hư thêm các huyệt: huyết hải , cách du. [7]

8. Sơ lược lịch sử phát triển châm cứu trong phòng và chữa bệnh .

Châm cứu là một bộ phận quan trọng trong cả hệ thống Y học cổ truyền phương đông .Từ ngàn xưa ở Trung Quốc và Việt Nam đã dùng châm cứu rộng rãi trong phòng và chữa bệnh cho nhân dân , đó là một y thuật rất quen thuộc được người dân Viêt Nam ưa thích . Khoảng 2879 năm trước Công nguyên , người xưa thoạt tiên dùng đá mài nhọn làm kim châm ( gọi là biếm thạch ) để chữa bệnh . Kinh nghiệm châm cứu được tích luỹ từ đời này sang đời khác và dần được cải thiện theo tiến hoá của xã hội . Loài người từ đồ đá chuyển sang đồ đồng kim châm bằng đồng cũng dần thay thế cho biếm thạch và các kim vàng, kim bạc được ra đời, khi các kim khí quí được phát triển trên thế giới. Sau cách mạng tháng tám thành công Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh công tác kế thừa và phát huy vốn quí của Y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại để phục vụ nhân dân, hình thức châm cứu chữa bệnh ở nước ta ngày càng phong phú như : châm thân thể , châm loa tai , thuỷ châm , điện châm, cấy chỉ vào huyệt cũng được phát triển trong điều trị một số bệnh như hen phế quản, đau thần kinh ngoại biên, đau cột sống . . .

9. Tóm tắt cơ chế tác dụng của tác động lên huyệt :

* Theo quan điểm Y học cổ truyền : trong kinh lạc có khí huyết vận hành để điều hoà khí huyết cơ thể luôn khoẻ mạnh chống được tác nhân gây bệnh. Kinh lạc cũng là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các kích thích

( châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt , giác . . . ) thông qua huyệt để chữa bệnh.

Bệnh tật phát sinh ra là do nguyên nhân bên ngoài ( ngoại nhân, tà khí ) hoặc nguyên nhân bên trong ( chính khí hư ) đưa đến bế tắc sự vận hành kinh khí trong đường kinh . Khi châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt . . . người ta tác động lên huyệt trên các kinh mạch đó để điều chỉnh các rối loạn chức năng ( bế tắc ) của kinh mạch.

* Theo hệ thống thần hinh – nội tiết – thể dịch :

Châm cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới nếu cường độ kích thích được đầy đủ sẽ ức chế hưng phấn do tổn thương bệnh lý gây ra, tiến tới làm mất hoặc phá vở cung phản xạ bệnh lý .

Thần kinh tuỷ sống có 31 đôi dây thần kinh chia làm 2 ngành ( trước và sau ) chi phối vận động , cảm giác một vùng của cơ thể gọi là tiết đoạn . Trên cơ sở này Zankharin ( Liên Xô ) và Head ( Anh ) đã thiết lập được một giản đồ liên quan giữa vùng da và nội tạng , nếu nội tạng bị tổn thương dùng châm cứu tác động vào vùng da trên cùng một tiết đoạn với nội tạng đó sẽ chữa được bệnh lý ở nội tạng đó.

Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh của Widekski : theo nguyên lý này trong trường hợp thần kinh ở trạng thái yên tĩnh, một kích thích nhẹ thường hay gây ra một phản ứng hưng phấn nhẹ . Kích thích mạnh thường hay gây ra một phản ứng hưng phấn mạnh . Nhưng nếu thần kinh ở trạng thái hưng phấn do bệnh kích thích thì một kích thích mạnh không những không gây ra phản ứng hưng phấn mạnh mà trái lại nó làm cho hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên bớt đau .

Lý thuyết về đau của Melzak và Wall : trong trạng thái bình thường các cảm thụ bản thể đi vào sừng sau tuỷ sống ở các lớp thứ 3, thứ 4 ( gồm các tế bào của chất keo và các tế bào chuyển tiếp ) làm cảm giác đau hoặc không đau được dẫn truyền tế bào như cánh cửa kiểm soát quyết định cho cảm giác nào đi qua . Ở trạng thái bình thường luôn có những xung động, những xung động này phát huy ức chế qua tế bào chuyển tiếp và đi lên trên với kích thích vừa phải . Xung động được tăng cường đến làm hưng phấn tế bào chất tạo keo , làm khử cực dẫn truyền và đi lên . Trên cơ sở lý thuyết của Melzak và Wall , năm 1971 Shealy chế tạo được một loại máy luôn kích thích cột sau của tuỷ sống để giảm đau trong các bệnh ung thư .

Qua thử nghiệm Pomerans đã chứng minh rằng điện châm làm tăng nhanh quá trình tái tạo các sợi thần kinh vận động và phục hồi các sợi thần kinh cảm giác bị tổn thương của dây thần kinh hông ở chuột cống [8]

* Vai trò thể dịch , nội tiết và các chất trung gian :

Từ năm 1973 nhiều thực nghiệm chứng minh được trong châm cứu và đỉnh cao của nó là châm tê . Ngoài vai trò của thần kinh ra còn có vai trò của thể dịch tham gia trong quá trình giảm đau . Trong châm cứu chữa bệnh và nâng cao ngưỡng chịu đau trong châm tê phẩu thuật . Thường trong khi châm và sau khi đợt điều trị bằng châm cứu các thể dịch như Sympatine , Adrenaline , Histamine , Acetylcholine ,Mocphine – line cũng có những biến đổi đến sự tuần hoàn , hô hấp , tiêu hoá , bài tiết và sự chuyển hoá các chất . Nhiều tác giả như Utomski , Vogralie , Kassin đã nghiên cứu hoạt động của hệ tuyến yên và tuyến thượng thận . Sau châm cứu thấy rõ tuyến yên tạo ra một kích thích tố ( Hocmonotrope ) làm tăng hoạt động của một số tuyến nội tiết như tuyến thượng thận bài tiết ra kích thích tố Corticosteroit , người ta cũng chứng minh châm cứu làm bạch cầu ái toan giảm 70 %– 80 % các trường hợp . [2]

Công trình nghiên cứu châm giảm đau , châm tê phẩu thuật của giáo sư Nguyễn Tài Thu cũng cho thấy khi châm tê lượng β – Endorphin trong máu tăng cao đến 208% so với ban đầu , Acetylcholin và Catecholamin trong máu cũng tăng cao lên 273% so với mức xuất phát .

10. Vài nét về phương pháp cấy chỉ :

Phương pháp cấy chỉ có xuất xứ từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ trước. Và được thực hiện tại một số bệnh viện như bệnh viện quân đội 108, Viện quân y 103, bệnh viện 91, Quân y Tổng cục Chính trị, Viện Châm cứu Trung ương, Viện y học cổ truyền Trung ương, bệnh viện y học dân tộc Hà Nội, bệnh viện y học dân tộc Phú Thọ …điều trị một số bệnh như hen phế quản, viêm loét dạ dày tá tràng, phục hồi di chứng sau đột quỵ…

Vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, bệnh viên y học dân tộc Trung ương đã nghiên cứu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp cấy chỉ. Năm 1986 – 1987 bệnh viện quân đội 108 nghiên cứu cấy chỉ điều trị hen phế quản.

Từ năm 1990, bác sĩ Lê Thúy Oanh đã tổ chức cấy chỉ tại Budapest- Hungari và nay đã thành lập Viện cấy chỉ – phục hồi sức khỏe tại Budapest, điều trị nhiều mặt bệnh khác nhau như di chứng liệt, bại liệt, câm điêc, vô sinh, tiểu đường, u xơ tử cung, ung thư… Tại Hungari, cấy chỉ đã được coi là một phương pháp điều trị chính thống, được giảng dậy trong trường y khoa . Các nhà khoa học Hungari cũng đã công nhận hiệu quả vượt bậc của cấy chỉ so với châm cứu truyền thống.

Tại Trung Quốc, có nhiều nghiên cứu áp dụng cấy chỉ điều trị các bệnh đau thắt ngực, tiểu đường, béo phì, động kinh, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp…đã được báo cáo. Hầu hết các nghiên cứu tại Trung Quốc đều cho thấy cấy chỉ có hiệu quả cao trong điều trị.

Tại Ấn Độ, cấy chỉ cũng được áp dụng và được coi là có hiệu quả điều trị cao trong điều trị các bệnh hen, đau lưng, bại liệt, parkinson, loét tiêu hóa…Trung tâm nghiên cứu và điều trị châm cứu của bác sĩ Lohyia tại Mayanagar, N-2 CIDCO, Jalna Road, Aurangabad- 431003 M.S. (India) đã tiến hành cấy chỉ điều trị một số chứng bệnh.

Tới nay, kỹ thuật cấy chỉ đã có nhiều cải tiến so với trước, góp phần mang lại hiệu quả to lớn trong điều trị, phục hồi chức năng… Cấy chỉ thực sự đã trở thành một bước tiến của kỹ thuật châm cứu do những hiệu quả to lớn mà nó mang lại

11. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến hội chứng thắt lưng hông đã được công bố :

* Điện châm điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoái hoá đốt sống thắt lưng của tiến sĩ Vũ Trường Sơn .

Tiến sĩ Vũ Trường Sơn nghiên cứu áp dụng điện châm điều trị hội chứng thắt lưng hông cho 49 bệnh nhân và áp dụng bảng điểm đánh giá về hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị sau 10 ngày điều trị :

Loại A ( kết quả điều trị tốt , giảm 80% tổng số điểm ) : có 17,5%

Loại B ( kết quả loại khá , giảm 61%-80% tổng số điểm ) : 55%

Loại C ( kết quả trung bình , giảm 40% – 60% tổng số điểm ) : 27,5%

Loại D ( kết quả điều trị ít giảm dưới 40% ) : 0%

Kết quả điều trị đạt được sau 20 ngày điều trị :

Loại A : 60%

Loại B : 40%

(tạp chí châm cứu Việt Nam.số4/2004. tr19-26)

* Đánh giá hiệu quả việc phối hợp châm cứu và tập vật lý trị liệu vào điều trị đau cột sống thắt lưng do thoái hoá của tiến sĩ Bưu Thị Hiệp [5] . Tiến sĩ Bưu Thị Hiệp đã nghiên cứu áp dụng điện châm lên các huyệt giáp tích vùng cột sống thắt lưng . Phối hợp với phương pháp kéo giãn cột sống cho 29 bệnh nhân và áp dụng bảng điểm đánh giá các chỉ số đau tự nhiên , chỉ số Richie , đánh giá hiệu quả giảm giới hạn vận động thắt lưng theo thang điểm của chỉ số Shoober và nghiệm pháp Néri . Kết quả đạt :

Loại A ( tốt, đau giảm rõ rệt , các chỉ số đo đạc thay đổi rõ ) : 61,2 %

Loại B ( giảm đau khá rõ, các chỉ số đo đạc thay đổi chậm ) : 27,5%

Loại C ( giảm đau ít , các chỉ số đo đạc không thay đổi ) : 11,3%

* Đánh giá hiệu quả sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo điều trị phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũa Quách Tuấn Vinh . Tỷ lệ điều trị có đáp ứng (có kết quả) chiểm tỷ lệ cao 93.33% . Trong đó kết quả tốt (loại A+B) chiếm 75%. Không có kết quả chỉ chiếm tỷ lệ thấp 6.67%. [10]

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu :

Tất cả các bệnh nhân có Hội chứng thắt lưng hông do thoái hoá cột sống thắt lưng và đủ các tiêu chuẩn về lâm sàng và cận lâm sàng , được điều trị tại khoa Y học cổ truyền bệnh viên đa khoa khu vực Triệu Hải từ tháng 3/ 2009 – 12/2010 .

Loại trừ các trường hợp Hội chứng thắt lưng hông do lao , ung thư hoặc có bệnh nội khoa khác như xơ gan , suy tim , suy thận, bệnh ngoài cột sống gây đau lưng như bệnh phụ khoa , tiết niệu.

2. Phương pháp nghiên cứu :

Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu . Thử nghiệm lâm sàng theo chiều dọc có so sánh trước, sau điều trị

3. Tiêu chuẩn chọn bệnh :

Khám xác định bệnh nhân có Hội chứng thắt lưng hông :

+ Lâm sàng : đau vùng thắt lưng lan xuống chân theo đường đi của dây thần kinh hông , đau liên tục, đau tăng lên khi thời tiết lạnh , đau tăng khi vận động hoặc thay đổi tư thế có thể khám thấy có điểm đau cạnh sống, dấu hiệu Lasegue ( + ) , dấu hiệu Walleix ( +) , có dấu hiệu co cơ một bên hoặc hai bên vùng thắt lưng , hạn chế tầm vận động cột sống dấu Shoober (+) , Néri (+) .

+ Xquang : có hình ảnh thoái hoá đốt sống vùng thắt lưng, hẹp khe khớp , đặc xương, nứt đốt sống ( gai đôi đốt sống ) , cùng hoá , thắt lưng hoá

Lâm sàng theo Y học cổ truyền : ( Nghiên cứu trên 2 thể)

+ Thể can thận hư :

+ Thể huyết ứ :

4. Phương pháp điều trị :

Công thức huyệt :

+ Thể can thận hư : giáp tích L1- S1 , thận du, đại trường du, hoàn khiêu, thừa sơn, uỷ trung , dương lâm tuyền , phong thị .

+ Thể huyết ứ :huyệt như thể can thân hư + huyết hải, tam âm giao.

Phương thức cấy chỉ vào huyệt:

+sử dụng chỉ catgut số 1 cắt thành từng đoạn dài 1cm

+sử dụng kim chọc dò tuỷ sông để đưa chỉ vào các huyệt

Sau cấy chỉ khám đánh giá đánh giá lâm sàng cứ 5 ngày một lần đến ngày thứ 15 .

5.Tiêu chuẩn đánh giá kết quả : (đánh giá dựa theo thang điểm lâm sàng của Ts Vũ Trường Sơn )

* Đánh giá theo thang điểm quy ước :

Hội chứng cột sống :

+ Đánh giá kết quả giảm đau tự nhiên theo thang điểm được quy ước sau :

0 điểm : không đau

1 điểm : đau ít ( bệnh nhân khai qua điều trị giảm 7-8/10)

2 điểm : đau vừa ( giảm 3-6/10 )

3 điểm : đau nhiều hoặc không giảm

+ Đối với đau gây ra được đánh giá bằng chỉ số Richie theo thang điểm :

0 điểm : không đau

1 điểm : bệnh nhân chỉ than đau

2 điểm : đau kèm phản ứng nhăn mặt xuýt xoa

3 điểm : đau kèm nhăn mặt , giật tránh

+ Đánh giá hiệu quả làm giảm bớt giới hạn vận động thắt lưng . Được đánh giá theo thang điểm có so sánh với khởi điểm .

. Đánh giá chỉ số Schoober theo thang điểm quy ước :

0 điểm : lớn hơn 14 cm

1 điểm : 13 cm

2 điểm : 12 cm

3 điểm : 11cm

. Đánh giá khoảng cách tay đất – nghiệm pháp Néri nếu dương tứnh: 1điểm , nếu âm tính : 0 điểm .

Hội chứng rễ thần kinh :

+đánh giá dấu hiệu Lasegue theo thang điểm quy ước:

0 điểm : laseque lớn hơn 800

1 điểm : laseque 61- 800

2 điểm : 41- 600

3 điểm : dưới 400

+Đánh giá điểm đau Walleix theo thang điểm quy ước

0 điểm : không có điểm đau

1 điểm : có 1 điểm đau

2 điểm : có 2 điểm đau

3 điểm : có 3 điểm đau

+Dấu Bonnet, rối loạn cảm giác chi dưới , rối loạn vận động chi dưới , nếu có: 1 điểm , nếu không : 0 điểm

* Đánh giá mức độ Hội chứng thắt lưng hông chung :

Mức độ bình thưòng : 0-3 điểm

Mức độ nhẹ : 4-9 điểm

Mức độ trung bình : 10- 15 điểm

Mức độ nặng : trên 15 điểm

* Đánh giá kết quả điều trị :

Loại A : kết quả điều trị tốt ( giảm trên 80% tổng số điểm so với trước điều trị )

Loại B : Khá ( giảm 61 – 80 % tổng số điểm )

Loại C : Trung bình ( giảm 40-60 % tổng số điểm )

Loại D : kết quả kém ( giảm dưới 40% tổng số điểm ) [11]

6. Lập bảng biểu thu thập số liệu và Phân tích xử lý số liệu : Xử lý số liệu trên máy tính bằng phương pháp thống kê y tế ,sử dụng phần mềm Epi info 2000. Test thống kê kiểm định, so sánh theo tỷ lệ %.

III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN :

1. Đặc điểm lâm sàng

Bảng 1: Phân tích bệnh nhân Hội chứng thắt lưng hông theo độ tuổi

Tuổi

Giới

20-30

31-40

41-50

51-60

61-70

> 70

Cộng

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

N

%

n

%

Nam

1

3,33

2

6,66

7

23,33

1

3,33

2

6,66

0

0,00

13

43,33

Nữ

1

3,33

3

10,00

6

20,00

3

10,00

3

10,00

1

3,33

17

56,67

Cộng

2

6,66

5

16,66

13

43,33

4

13,33

5

16,66

1

3,33

30

100,00

Qua bảng 1 phân tích bệnh nhân Hội chứng thắt lưng hông được cấy chỉ điều trị tại khoa theo độ tuổi cho thấy bệnh nhân ở độ tuổi 41-50 chiếm tỉ lệ cao hơn (43,33 %) . bệnh nhân ở các độ tuổi 31-40 , 51- 60 và 61-70 có tỉ lệ gần tương đương nhau dao động trong khoảng 13-17% . tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam ( nam :43,33%, nữ : 56,67%)

2. Phân tích kết quả điều trị:

Bảng 2 : kết quả điều trị chung :

Kết quả

Giới

loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Cộng

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Nam

9

30,00

3

10,00

1

3,33

0

0,00

13

43,33

Nữ

10

33,33

3

10,00

3

10,00

1

3,33

17

56,67

Cộng

19

63,33

6

20,00

4

13,33

1

3,33

30

100,00

P

P < 0,05

Qua bảng 2 cho thấy kết quả điều trị đạt loại A : 63,33% , loại B : 20% , loại C : 13,33% và loại D : 3,33% . tỉ lệ bệnh nhân điều trị có kết quả ở giới nam và nữ tương đương nhau .

Bảng 3 : Phân tích kết quả điều trị theo thể lâm sàng của Y học cổ truyền

Kết quả

Thể lâm sàng

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Cộng

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Thể can thận hư

10

52,63

4

21,05

4

21,05

1

5,26

19

63,33

Thể ứ huyết

9

81,82

2

18,18

0

0,00

0

0,00

11

36,67

Cộng

19

63,33

6

20,00

4

13,33

1

3,33

30

100,0

P

P < 0,05

Qua bảng 3 phân tích kết quả điều trị theo thể lâm sàng của Y học cổ truyền cho thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thể can thận hư (63,33%) cao hơn tỉ lệ bệnh nhân thể huyết ứ (36,67%). Tỉ lệ bệnh nhân thể huyết ứ đạt kết quả điều trị loại A (81,82%) cao hơn tỉ lệ bệnh nhân thể can thận hư đạt loại A (52,63%) . loại D . Kết quả điều trị bệnh nhân thể can thận hư loại C : 21,05% , loai D : 5,26% .Kết quả điều trị bệnh nhân thể huyết ứ không có bệnh nhân loại C và D .

Bảng 4 : Phân tích kết quả điều trị theo mức độ Hội chứng thắt lưng hông

Kết quả

Mức độ

HCTLH

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Cộng

n

%

n

%

N

%

n

%

n

%

Nhẹ

3

100,00

0

0,00

0

0,00

0

0,00

3

10,00

Trung bình

12

75,00

3

18,75

1

5,26

0

0,00

16

53,33

Nặng

4

36,36

3

27,27

3

27,27

1

9,10

11

36,67

Cộng

19

63,33

6

20,00

4

13,33

1

3,33

30

100,0

P

P < 0,05

Qua bảng 4 phân tích kết quả điều trị theo mức độ Hội chứng thắt lưng hông cho thấy tỉ lệ bệnh nhân điều trị kết quả đạt loại A ở nhóm mức độ nhẹ đạt 100% , nhóm mức độ trung bình đạt 75% ,ở nhóm mức độ nặng đạt 36,36% . Kết quả điều trị đạt loại D ở nhóm nặng là 3,33% còn ở nhóm trung bình và nhẹ là 0,00% .

Bảng 5 : Phân tích kết quả giảm đau

Kết quả

Dấu hiệu

Trước điều trị

Sau đ.trị 15 ngày

P

n

%

n

%

Giảm đau tự nhiên

0

0,00

19

63,33

P < 0,05

0

0,00

6

20,00

14

46,67

5

16,67

16

53,33

0

0,00

Chỉ số Richie

0

0,00

22

73,33

2

6,67

7

23,33

21

70,00

1

1,34

7

23,33

0

0,00

Qua bảng 5 cho thấy chỉ số Richie và đau tự nhiên trước và sau 15 ngày cấy chỉ thay đổi rổ rệt . Cụ thể ở bảng 5 đánh giá đau tự nhiên nhóm mức 3 điểm có 16 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 53,33 % , mức 2 điểm có 14 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 46,67% ,mức 1 điểm và 0 điểm là 0 bệnh nhân . Sau cấy chỉ điều trị 15 ngày chỉ số đau tư nhiên nhóm mức 0 điểm tăng lên 63,33 % ,mức 1 điểm : 20%, mức 2 điểm : 16,67% và không có bệnh nhân ở mức 3 điểm .

Về chỉ số Richie : trước điều trị nhóm mức 3 điểm có 7 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 23,33% , mức 2 điểm có 21 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 70% , mức 2 điểm có 2 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 6,67% . Sau cấy chỉ 15 ngày nhóm mức 0 điểm tăng lên 73,33% , nhóm mức 1 điểm : 23,33% , mức 2điểm : 1,34% và không có bệnh nhân ở mức 3 điểm .

Bảng 6 : phân tích kết quả theo hội chứng cột sống

Kết quả

Dấu hiệu cột sống

Trước điều trị

Sau đ.trị 15ngày

P

n

%

n

%

schoober

0 đ

0

0,00

19

63,33

P < 0,05

5

16,67

9

30,00

19

63,33

2

6,67

6

20,00

0

0,00

Biến dạng

cột sống

(-)

21

70,00

26

86,67

(+)

9

30,00

4

13,33

Co cơ

Cạnh sống

(-)

0

0,00

28

93,33

(+)

30

100,0

2

6,67

Qua bảng 6 cho thấy các dấu chứng trong hội chứng cột sống trước và sau 15 ngày cấy chỉ điều trị có sự biến đổi giảm rỏ . Cụ thể dấu hiệu schober trước điều trị dương tính 100% , sau 15 ngày cấy chỉ giảm xuống còn 36,67% . Dấu biến dạng cột sống trước điều trị chiếm 30% , sau 15 ngày cấy chỉ giảm xuống còn 13,33% . Dấu chứng co cơ cạnh sống trước điều trị Chiếm tỉ lệ 100% , sau 15 ngày cấy chỉ điều trị giảm xuống còn 6,67% .

Bảng 7 : Phân tích kết quả điều trị theo hội chứng rễ thần kinh

Kết quả

Dấu hiệu

Trước điều trị

Sau đ.trị 15 ngày

P

n

%

n

%

Dấu Lasegue

2

6,67

23

76,67

P < 0,05

13

43,33

6

20,00

12

40,00

1

3,33

3

10,00

0

0,00

Điểm Valleix

9

30,00

24

80,00

7

23,33

5

16,67

10

33,33

1

3,33

4

13,33

0

0,00

DấuBonnet

(-)

9

30,00

28

93,33

(+)

21

70,00

2

6,67

Dấu

Bấm chuông

(-)

0

0,00

29

96,67

(+)

30

100,0

1

3,33

Rối loạn cảm giác

(-)

13

43,33

24

80,00

(+)

17

56,67

6

20,00

Rối loạn

Vận động

(-)

19

63,33

26

86,67

(+)

11

36,67

4

13,33

Teo cơ

(-)

16

53,33

24

80,00

(+)

14

46,67

6

20,00

Qua bảng 7 cho thấy tỉ lệ các chỉ số dấu chứng trong hội chứng rể thần kinh trước và sau 15 ngày cấy chỉ điều trị có biến đổi giảm . Cụ thể dấu laseque trước điều trị dương tính : 93,33% sau 15 ngày cấy chỉ giảm xuống còn 23,33%. Dấu Walleix dương tính trước điều trị :70% , sau 15 ngày cấy chỉ : 20% . Dấu bonnet (+) trước điều trị : 70%,sau 15 ngày cấy chỉ : 6,67%. Dấu bấm chuông (+) trước điều trị : 100%, sau 15 ngày cấy chỉ : 3,33% . Dấu rối loạn cảm giác (+) trước điều trị : 56,67%, sau 15 ngày điều trị : 20% . Dấu rối loạn vận động (+) trước điều trị : 36,67%, sau 15 ngày điều trị: 13,33% . Dấu teo cơ (+) trước điều trị : 46,67% , sau 15 ngày cấy chỉ : 20%

3. Bàn luận :

Đối tượng nghiên cứu : Qua 30 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy:

+ tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam ( bệnh nhân nữ : 56,67, bệnh nhân nam : 43,33). song tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ trong nhóm nghiên cứu cũa chúng tôi chưa thể phản ảnh được tính dịch tể học của bệnh , bởi trong nhiều năm thu nhận bệnh nhân điều trị tại khoa chúng tôi thấy bệnh nhân nam thích chọn phương pháp dùng thuốc để điều trị cao hơn nữ .

+ Bệnh nhân ở độ tuổi 41 – 50 chiếm tỉ lệ cao (44,33%) , bệnh nhân thể can thận hư cao hơn bệnh nhân thể huyết ứ chứng tỏ bệnh có liên quan đến độ tuổi và lao động .

Kết quả nghiên cứu :

+ Kết quả giảm đau : chúng tôi thấy sữ dụng phương pháp cấy chỉ điều trị ở nhóm nghiên cứu có tác dụng giảm đau tốt ( ở bảng 5bệnh nhân mức độ đau tự nhiên nhóm 3 điểm trước điều trị chiếm tỉ lệ : 53,33% sau 15 ngày cấy chỉ giảm xuống còn 0% . Chỉ số richie trước điều trị nhóm 3 điểm chiếm tỉ lệ : 23,33% sau 15 ngày cấy chỉ giảm xuống còn 0%.đồng thời sau 15 ngày cấy chi có 63,33% bệnh nhân hết cảm giác đau và 73,33% bệnh nhân có chỉ số richie là 0 )

+ Sự cải thiện về tầm vận động cột sống và hồi phục tổn thương rể thần kinh vùng thắt lưng : Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều có cải thiện tốt về dấu chứng giới hạn tầm vận động cột sống cũng như các dấu chứng trong hội chứng rể thần kinh.( ở bảng 6 và bảng 7 cho thây sau cấy chỉ 15 ngày các chỉ số Schober , laseque , neri, walleix …đều có biến biến đổi giảm rỏ rệt )

+ Về tai biến : trong quá trình nghiên cứu việc thực hiện thủ thuật cấy chỉ vào huyệt để điều trị chúng tôi chưa gặp những tai biến .

IV. KẾT LUẬN

Sử dụng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt điều trị hội chứng thắt lưng hông là một phương pháp điều trị có kết quả tốt cụ thể qua nghiên cứu cho thấy : kết quả điều đạt loại tốt và khá là 83,33% , loại trung bình 13,33% và loại kém là 3,33% .

Thủ thuật cấy chỉ không phức tạp ít tai biến , vì vậy phương pháp cấy chi vào huyệt để điều trị có thể thực hiện được ở tuyến y tế cơ sở .

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1-Bài giảng Y học cổ truyền dân tộc tập 2. Nhà xuất bản Y học 1985 . Tr 114-115

2-Bài giảng Y học cổ truyền dân tộc tập 3 . Nhà xuất bản Y học 1985 . Tr 220-221.

3-Bài giảng bệnh học nội khoa tập 2 . Nhà xuất bản Y học 1990 .Tr 287-296 .

4-Hồ Hữu Lương . 1998. Lâm sàng thần kinh .Nhà xuất bản Y học . Tr 271-283

5-Lưu Thị Hiệp . Đánh giá hiệu quả phối hợp châm cứu và tập vật lý trị liệu vào điều trị đau cột sống thắt lưng do thoái hoá . Tạp chí châm cứu Viêt Nam . Số 3/ 2004. Tr 30-38

6-Nguyễn Nhược kim , Trần Thái Hà . Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Y học cổ truyền của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng .Tạp chí đông y .Số 398 /2 007.Tr 33-34 .

7-Nguyễn Nhược kim, Trần Thái Hà .Chẩn đoán và điêu trị thoát vị đĩa đệm cột sống theo Y học cổ truyền . Tạp chí đông y . Số 399 /2007 .Tr 29-31

8-Nguyễn Tài Thu . Châm tê giảm đau và châm tê phẫu thuật tại Việt Nam . Tạp chí châm cứu Việt Nam. Số 3/2005 .Tr11-25

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận