BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH TRÚNG ĐỘC CHÌ
Chì và các chất hóa hợp đều có độc tính, nhưng loại trúng độc chì cấp tính ít gặp. Khi ngộ độc, thường biểu hiện trong miệng có vị kim loại, niêm mạc miệng trắng nhợt, chảy rãi, nôn mửa, bụng trên đau từng cơn, bí đại tiện hoặc ỉa chảy, phân đen.
Ngộ độc chì mạn tính có chia ra độ nhẹ, vừa và nặng. Độ nhẹ trong miệng có vị kim loại, chướng bụng, trong bụng đau âm ỉ, chóng mặt, đau đầu, khó ngủ, hàm lượng chì trong nước tiểu tăng… Độ vừa ngoài các triệu chứng như độ nhẹ, có thêm đau như thắt quanh rốn, tình trạng thiếu máu, hồi hộp, thở gấp… một số ít người ngộ độc nhẹ, gan bị sưng to, trong nước tiểu có albumin, huyết áp giao động, kinh nguyệt không đều. Ngộ độc nặng ngoài các triệu chứng kể trên, còn tê dại thần kinh, tay chân buông thõng, giảm trí nhớ, tinh thần đột biến, thần kinh não tổn thương có khi xuất hiện điều giản.
Ngộ độc chì thuộc phạm vi Dương minh phủ chứng trong y học cổ truyền (có các triệu chứng đau bụng, nôn mửa, táo bón, trong miệng có vị kim loại). Điều trị nên thông Phủ tả nhiệt, thanh nhiệt giải độc, lợi thủy thẩm thấp.
a. Xử lý khấn cấp
Người bị ngộ độc chì trong khoảng thời gian 2 giờ, cần rửa ruột ngay, cho uống lượng lớn nước trong để kích thích mửa, làm nhiều lần.
b. Bài thuốc đông y chữa người bị trúng độc chì
– Bài 1
Sinh đại hoàng 10 gam, Mang tiêu (hòa uống) 10 gam, Chỉ xác 10 gam, Hoàng liên 10 gam
Chi tử 10 gam, Mộc thông 10 gam , Trúc diệp 10 gam, Phục linh 30 gam, ích nguyên tán 30 gam,
sắc nước mỗi ngày uống 1 thang, liên tục 10 thang.
Nôn mửa, thêm trúc nhự, Sinh khương; Đau bụng thêm Huyền hồ; Hồi hộp mất ngủ thêm Hổ phách.
– Bài 2
Kim tiền thảo 250 gam, Cúc hoa 100 gam, Cam thảo 100 gam,
sắc với 1500ml, đun nhỏ lửa, cạn lấy 800ml, mỗi lần uống 60ml ngày 2 lần. Uống trong 7 ngày là một đợt điều trị liên tục 2-3 đợt.
– Bài 3
Đậu xanh 120 gam, Thổ phục linh 60 gam, Phục linh 30 gam, Kim tiền thảo 30 gam, Nhân trần 15 gam, Uất kim 15 gam, Cam thảo 15 gam,
sắc uống ngày 1 thang, liên tục trong 10 ngày.