Trật khớp cùng đòn (là khớp được hợp lại bởi đầu ngoài xương đòn và mặt trong của mỏm cùng xương vai) cũng có thể được gây ra bởi té đập vai trực tiếp hay nâng vật nặng, khớp cùng đòn thuộc vùng vai nhưng nó là một khớp khác của vai.
Khi trật khớp cùng đòn sẽ có biểu hiện: sưng, đau, bầm tím và vùng vai nhô lên hơn so với bình thường
Trật khớp cùng đòn được chia làm 6 loại với những tổn thương dây chằng đi kèm như hình bên dưới.
Đối với loại I, II thì thường không cần phẫu thuật, chỉ cần treo tay >20 ngày để hạn chế di động, kết hợp với kháng viêm, giảm đau.
Từ loại III đến loại VI thì phải phẫu thuật thì mới có thể đưa khớp về vị trí ban đầu và cố định lại được. Nắn chỉnh khớp cùng đòn khi bị trật không khó, việc khó là khi nắn về được vị trí bình thường rồi liệu có cố định lại được hay không. Chính vì vậy việc lựa chọn phương pháp điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, khi đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp nào mang lại hiệu quả cao nhất.
Ưu điểm của phương pháp này là: thời gian phẫu thuật nhanh, chi phí thấp.
Tuy nhiên, nếu không tái tạo lại dây chằng quạ đòn thì sau khi tháo kim Kirscher và chỉ thép (sau phẫu thuật 8 tháng đến 1 năm) thường sẽ bị bán trật khớp cùng đòn trở lại.
Chào bác sĩ tôi bị chat khớp cùng don bên phai,bs cho nep 20 ngày tháo nẹp, đến nay đã được 2thang, gio tay lên suong bình thuong,nhung vòng tay qua bên vai trái còn dau.toi có tập thể dục chống đẩy k dau vậy tôi tập thường xuyên có ảnh hưởng gì k bác sĩ.
Chào bạn. Bạn cần đến viện khám lại xem tình trạng trật khớp cùng vai đòn của bạn thế nào rồi. Lúc đó mới nên tập những bài tập vận động thể lực sau. Trân trọng
cháu mới đi chụp x-quang, bác sĩ ghi kết quả là: bỗng khớp cùng đòn vai trái.bieeu hien :khi van dong tay thi thay keu va dau.chau chua tung bi te hay chan thuong a!xin bac si tu van bay gio c pahi lam gi?
Chào bạn. Bạn bị đau tại đâu khi vận động tay. Chẩn đoán bệnh bs lâm sàng phải dựa và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, và kết hợp với chẩn đoán hình ảnh. Ít khi không có chấn thương mà gây trật khớp. Do vậy, bạn nên đến khám lại bs cơ xương khớp để có lời khuyên tốt nhất. Thân ái
Chào bác sĩ!
Em nay 29 tuổi,cách đây 1 tháng em bị té xe,đi chụp xquang bác sĩ nói em bị lệch vai xương đòn và cho mang đai số 8,nói mang trong 6 tháng thì sẽ đỡ nhưng có thể bị phát sinh lại,cách tốt nhất là mổ bắt óc,và em đã đồng ý phẫu thuật với chi phí là 19 triệu 450 ngàn.Sau khi mổ tới nay hơn tháng em vẫn thấy đau và đau nhất là vùng sau cánh tay.Nhà cho e đi thêm thầy thuốc nam,khj nhìn thấy chỗ sưng thì thầy nói là em bị lệch lun phần phía sau,tại sao bác sĩ khám mà không biết. Nếu không sửa sẽ bị tật về sau.Em đi chụp xquang lại thì bác sĩ lại nói là e không có bị lệch, hjc,giờ em vẫn thấy đau và phần phía sau lưng vẫn còn đau và nhô cao hơn bên kia nhiều. Vậy là sao,mong bác sĩ tư vấn giúp em. Và chỉ giùm em mấy bài tập để vận động lại tay bị trật ak,cám ơn bác sĩ nhiều..
Chào bạn. Do không được khám trực tiếp cho bạn nên tôi không thể biết chắc được rằng bạn có vấn để sau vai không? Nhưng với phim bạn gửi, bác sỹ đã phẫu thuật cho bạn rất tốt. Về mặt thăm khám, tôi tin tưởng bác sỹ ngoại khoa khám hơn là thầy thuốc nam. Nhưng có một vài điểm lưu ý với bạn như sau:
– Đau của bạn là khi bạn vận động tay bị đau, hay là để bình thường cũng đau. Nếu để bình thườn cũng đau nhiều thì tay bạn có vấn đề chưa điều trị triệt để. Nếu tay bạn đau khi vận động cử động, thì đó cũng là chuyện bình thường, thông thường chỉ chấn thương phần mềm khớp vai, đau có khi kéo dài đến 6 tháng, chưa nói trường hợp của bạn, trật khớp và phải phẫu thuật.
– Phim Xquang của bạn chụp khớp vai tư thế thẳng, nhưng về mặt kỹ thuật chụp, người chụp đã chưa chụp đúng tiêu chuẩn của 1 khớp vai thẳng, xương bả vai bị đưa ra ngoài quá nhiều, và chưa tách biệt được ổ chảo cánh tay với xương bả vai, nên càng khó đánh giá khớp vai của bạn có vấn đề gì không.
Và thông thường, khám lâm sàng của bạn mới là yếu tố quyết định rằng bạn có bị sao không. Do vậy bạn cần đến viện để bs ngoại khoa khám lại cho bạn.
Vấn đề thứ 2, nếu bạn khám và không có vấn đề, bạn có thể tham khảo bài tập sau
https://www.chamcuutainha.com/phuc-hoi-chuc-nang-gay-xuong-don/
Thân ái
Xin chào bác sĩ. Em bị ngã đập vai xuống đất. Lúc đầu bác sĩ chuẩn đoán viêm chu vai. Kê toa uống 2 tuần không khỏi. Tái khám bs chuẩn đoán chấn thương chóp xoay kê thuốc 2 tuần không khỏi. Tái khám bs chuẩn đoán Trật khớp cùng đòn. Bs nói không phải mổ. Cho 3 tuần uống. Em rất đau đớn. Điều trị 1.5 tháng mà vẫn đau. Vai căng. Đau rát. Em khám tai bv CTCH của tp. Xin hỏi bác sĩ. Trường hợp em điều trị mà không bớt thì phải làm như nào. 1.5 tháng còn đeo đai số 8 đc không? Em xin cảm ơn.
Chào bạn. Bạn không nói rõ là đau cụ thể tại đâu. Nếu trật khớp cùng vai đòn, sẽ đau tại khớp cùng vai đòn. Nhưng nếu chấn thương khớp vai, đau tại khớp vai. Tuy nhiên, dù tại vùng nào thì thương tổn tại đó sẽ đau lâu, đặc biệt là không được cố định từ đầu. Bạn nên đến điều trị tại khoa đông y hoặc khoa vật lý trị liệu để được giảm đau tốt nhất (như vi sóng, sóng ngắn, parafin, điện xung…) . Đeo đai số 8 trong trường hợp trật khớp mới, hiện tại sau 1,5 tháng, dây chằng của bạn đã căng giãn, khó hồi phục. Nhưng bạn không gửi tôi xem phim xquang, và không được khám trực tiếp, nên không rõ có đúng bạn bị trật khớp cùng vai đòn không. Thân ái
Chào bác sĩ, mình bị trật khớp vai cùng đòn đã được hơn 1 tuần, đến nay dù đã đi lại hoạt động và chạy xe bình thường nhưng bên vai bị trật vẫn còn phần xương đòn nhô và mỗi khi cử động tay có xoay mà có tác động đến khớp này thì cảm giác hơi đau. Trường hợp của mình thì chỗ xương nhô lên sẽ mất khoảng bao lâu để lành lại vậy thưa bác sĩ? Và có nên uống thuốc không?
Chào bạn. Trật khớp cùng vai đòn mức độ nhẹ cần phải được cố định đai vai bằng băng số 8 trong vòng 1 tháng, và hạn chế vận động vai, lúc đó phần xương nhô mới có thể trở về như trước. Những thuốc thông thường trong thời gian này chủ yếu để chống viêm, giảm đau. Thân ái
Chào Bác Sĩ !
Con trai tôi 4 tuổi 8 tháng bị gãy xương đùi phải, đã bó bột lần đầu vào ngày 2/5/2017 đến ngày 9/5/2017 thì được nắn lại và bó bột lần hai. Nhờ Bác Sĩ xem phim chụp của cháu sau khi đã bó bột lần hai, xem liệu xương cháu có phục hồi được không ? Có bị lệch chân hay đi vòng kiềng không ? Cảm ơn Bác Sĩ !
Chào bạn. Theo tôi bạn nên đưa con đến tuyến cao hơn để có phương án điều trị tốt nhất cho con bạn. Có thể lúc bó bột con bạn đã giãy giụa nên là bác sỹ không thể bó thẳng được cho con bạn. Thân ái