[Tiêu hóa] Áp Xe Gan Do Vi Trùng Ở Trẻ Em

Áp xe gan do vi trùng thường là biến chứng của nhiễm trùng đường mật hoặc nhiễm trùng huyết.

Các vi trùng thường gặp là Enterobacteriaceae, streptococcus milleri, Bacteroides.

I. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

1.1. Lâm sàng

• Các triệu chứng thường gặp:

– Sốt cao (39oC- 40oC) kèm dấu hiệu nhiễm trùng (môi khô, lưỡi đỏ).

– Mệt mỏi, chán ăn.

– Có thể ho, hoặc nấc cụt do kích thích cơ hoành.

– Đau bụng (có thể khu trú ở hạ sườn phải hoặc không).

– Sụt cân.

• Khám:

– Gan to, mềm, mặt láng, rung gan (+), ấn kẽ sườn (+).

– Phế âm giảm ở đáy phổi phải.

– Vàng da (< 25%).

1.2. Cận lâm sàng

• Máu:

– Bạch cầu thường tăng cao.

– Tốc độ lắng máu tăng.

– Chức năng gan: phophatase kiềm tăng.

– Transaminase, Bilirubin có thể tăng.

– Cấy máu (+) trong 50% trường hợp.

• X-quang:

– Bóng cơ hoành phải bị nâng cao.

– Có thể có tràn dịch màng phổi phải.

• Siêu âm: có thể phát hiện được ổ áp xe > 2 cm. Là phương tiện giúp chẩn đoán và theo dõi diễn tiến của áp xe gan rất tốt, xác định vị trí ổ mủ và hướng dẫn chọc dò.

• CT scan: có thể phát hiện được ổ áp xe < 1 cm.

2. Chẩn đoán xác định

• Rung gan (+), ấn kẽ sườn (+).

• Siêu âm.

• Chọc dò ra mủ màu vàng, xanh.

3. Chẩn đoán có thể:

gan to, đau, siêu âm có hình ảnh ổ áp xe, có nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng đường mật.

4. Chẩn đoán phân biệt

• Nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật.

• Áp xe gan do amip.

• Viêm phối.

• Ung thư gan.

• Viêm gan.

II. BIẾN CHỨNG

• Vỡ ổ áp xe:

– Vào màng tim gây chèn ép tim.

– Vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.

– Vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi phải.

• Shock nhiễm trùng.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

• Điều trị đặc hiệu: kháng sinh thích hợp, dẫn lưu.

• Theo dõi, phát hiện, điều trị kịp thời các biến chứng.

2. Điều trị nội khoa

• Áp xe gan do vi trùng không có biến chứng có thể đáp ứng với kháng sinh trong trường hợp không thể chọc hút được vì bệnh nhân quá nặng hoặc áp xe đa ổ:

– Ampicillin + Gentamycin + Metronidazol, hoặc

– Metronidazol + Cefotaxim hoặc Ciprofloxacin.

• Thời gian điều trị kháng sinh có thể kéo dài đến 12 tuần trong trường hợp áp xe đa ổ.

3. Điều trị ngoại khoa:

chọc hút, dẫn lưu, điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận