Thuốc Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị


Thuốc Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.

Viêm da dị ứng là một bệnh viêm da ngứa mạn tính xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ em, nhưng cũng ảnh hưởng đến người lớn. Viêm da dị ứng thường liên quan đến nồng độ immunoglobulin E trong huyết thanh và tiền sử dị ứng cá nhân hoặc gia đình, trong đó mô tả một nhóm các rối loạn bao gồm bệnh chàm, hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Mặc dù mẫn cảm với các chất gây dị ứng môi trường hoặc thực phẩm có liên quan rõ ràng với kiểu hình viêm da dị ứng, nó dường như không phải là một yếu tố gây bệnh nhưng có thể là một yếu tố góp phần trong một nhóm bệnh nhân mắc bệnh nặng.

Các thuật ngữ “viêm da” và “bệnh chàm” thường được sử dụng thay thế cho nhau. Khi thuật ngữ “bệnh chàm” được sử dụng một mình, nó thường đề cập đến viêm da dị ứng (bệnh chàm da). Thuật ngữ “eczematous” cũng bao hàm sự hình thành lớp vỏ, huyết thanh hoặc vết phồng rộp trái ngược với ban đỏ và vảy đơn thuần.

Dịch tễ học, sinh bệnh học, biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán viêm da dị ứng được xem xét ở đây.

Viêm da dị ứng bao gồm viêm da atopi và viêm da dị ứng tiếp xúc. Đây là những biểu hiện tổn thương da trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng của hiện tượng quá mẫn tức thì với sự có mặt của IgE hoặc hiện tượng quá mẫn muộn với sự tham gia của tế bào T đặc hiệu.

Chẩn đoán

Viêm da atopi và viêm da dị ứng tiếp xúc đều có quá trình tiến triển lâm sàng qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn đỏ da: ngứa nhiều, ban đỏ rải rác và phù lớp thượng bì.

Giai đoạn hình thành các bọng nước.

Giai đoạn rỉ nước và bội nhiễm gây ra tồn thương chốc lờ.

Giai đoạn đóng vẩy: tiến triển lâu dài và hình thành mảng liken hóa.

Viêm da atopi

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của VVilliams (2000).

Tiêu chuẩn chính: ngứa.

Tiêu chuẩn phụ: kèm thêm 3 triệu chứng trong các triệu chứng sau đây:

+ Tiền sử có bệnh lí da ở các nếp lằn da.

+ Có tiền sử bản thân bệnh hen phế quản vả viêm mũi dị ứng.

+ Khô da trong thời gian trước đó.

+ Có tổn thương chàm hóa ở các nếp gấp.

+ Bệnh bắt đầu trước 2 tuổi.

Phương pháp chẩn đoán này được đơn giản hơn và dễ áp dụng.

Nguyên nhân của viêm da atopi:

Kích ứng bởi các dị nguyên qua da.

Phản ứng do tiếp xúc với dị nguyên hô hấp, đường ăn, uống.

Do áp lực, ánh sáng và các yếu tố vật li khác.

Viêm da dị ứng tiếp xúc

Là bệnh lí theo cơ chế dị ứng muộn gây ra phản ứng viêm tại nơi tiếp xúc với dị nguyên.

+ Tiến triển qua 4 giai đoạn như đã nói ở trên.

+ Nguyên nhân: thường do tiếp xúc với các đồ vật, sản phẩm có mạ bằng niken, hóa chất, đồ dùng hàng ngày.

Một số phương pháp chẩn đoán dặc hiệu

Test lẩy da (Prick test).

Phản ứng thoát hạt tế bào mast hoặc tiêu bạch cầu đặc hiệu nhằm phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên đặc hiệu thông qua mức độ vỡ của các tế bào trên.

Test áp là kĩ thuật đơn giản, dễ làm, an toàn và cho kết quả chính xác.

Định lượng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu VỚI dị nguyên.

Tiến triển

Trong thời gian đầu tiến triển thành từng đợt, có cơn cấp và cũng có đợt thuyên giảm.

Trong thời gian sau: tiến triển mạn tính là phần lớn.

Yếu tố tiên lượng xấu cho viêm da atopi ở người lớn đó là:

Bệnh bắt đầu sớm (trước 1 năm tuổi).

Mức độ tổn thương da sau khi sinh (1 tháng tuổi đầu tiên).

Tiền sử bản thân và gia đình về dị ứng.

Sự phối hợp với các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng.

Bội nhiễm da và chất lượng chăm sóc da.

Biến chứng của viêm da atopi và viêm da dị ứng tiếp xúc

Nhiễm vi khuẩn

Nhiễm tụ cầu vàng tại các vùng da tổn thương dập vỡ, rỉ nước.

Dấu hiệu lâm sàng thể hiện phản ứng viêm rầm rộ trên da, tấy đỏ, đau, mụn nước có dịch đục, mủ.

Hạch ngoại vi to và đau. sốt có thể có khi tổn thương nhiễm khuẩn lan rộng.

Nhiễm virus

Tổn thương gồm nhiều bọng nước, đau, rát, dịch trong hoặc đục, có nhiều chỗ hoại tử.

Điều trị chống viêm

Corticoid tại chỗ (trừ các tổn thương có bội nhiễm) hiệu quả điều trị tốt trong nhiều trường hợp, an toàn và không có tai biến toàn thân cho bệnh nhân. Không dùng trên mặt vì gây teo da, xạm da khó phục hồi.

Kem mometason (Elomet) typ 5g, 15g, 20g. Bôi da 1 đến 2 lần/ngày trong 4 tuần.

Kem Eumovate (clobetason) 0,05% typ 5g. Bôi tối đa 4 lần/ngày ưu tiên cho chàm và viêm da dị ứng đơn thuần.

Kem Dermovat 0,05% typ 15g bôi 2 lần/ngày trong 4 tuần dành cho các liken phẳng và khô da nhiều.

Kem Locatop 0,1% typ 30g bôi 2 lần/ngày ưu tiên cho viêm da dị ứng tiếp xúc có rỉ nước.

Điều trị hống bội nhiễm

Chăm sóc da sạch bằng các dung dịch sát trùng tại chỗ Cytéal (1 thìa súp pha trong 5 lít nước dùng tắm cho những vùng tổn thương. Tắm nước khoáng, nóng là phương pháp được khuyên dùng.

Kem Betnovat 0,1% bôi 2 lần/ngày trong 4 tuần điều trị.

Mỡ Triderm typ 5g, 15g bôi 2 lần/ngày trong 4 tuần kể cả bội nhiễm nấm.

Mỡ Bividerm typ 5g bôi 2 lần/ngày trong 4 tuần ưu tiên bội nhiễm tụ cầu.

Điều trị khô da

Đây là giai đoạn điều trị cần thiết. Khô da làm tăng tình trạng ngứa, nứt nẻ da sẽ tạo lối vào cho vi khuẩn cũng như dị nguyên. Bền vững lớp mỡ dưới da sẽ giữ nước và hạn chế tác động từ bên ngoài.

Sử dụng các dung dịch làm mềm da giàu chất béo bảo vệ da:

Kem Bridge Heel Balm typ 30g, 75g bôi 2 lần/ngày mỗi đợt 4 tuần.

Kem Aderma skin care cream typ 50ml xoa 2 lần/ngày ưu tiên cho trẻ nhỏ và sơ sinh.

Kem Aderma – Exomega typ 200ml xoa 2 lần/ngày bảo vệ và dưỡng ẩm da.

Điều trị đều đặn hàng ngày khi có đợt cấp cũng như khi ổn định sẽ phục hồi và cải thiện cấu trúc da.

Điều trị khác

Các thuốc kháng histamin được sử dụng nhiều có tác dụng giảm phản ứng dị ứng và giảm ngứa giúp cho việc cải thiện tình trạng toàn thân:

Desloratadin (Aerius)

Người lớn và trẻ em (TE) > 12 tuổi: 5mg X 1 viên/ngày.

Trẻ em 6 -11 tuổi siro 5ml/ngảy (2,5mg/ngày).

Trẻ em 2 – 5 tuồi siro 2,5ml/ngảy (1,25mg/ngày).

Loratadin (Clarityne)

Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 5mg/1 viên/ngảy.

Trẻ em 2 -12 tuổi, > 30kg 10ml/ngày hay 2 thìa cà phê.

Trẻ em < 30kg 5ml/ngày hay 1 thìa cà phê.

Mỡ Eurax 10% bôi 4 lần/ngày.

Mỡ phenergan 2% typ 10g bôi 4 lần/ngày.

Điều trị thể nặng

Corticoid: dùng đường toàn thân trong một số trường hợp với liều dùng 0,5-1 mg/kg/24 giờ rồi giảm liều và theo dõi các tác dụng phụ nếu có.

Cyclosporin: đường uống với liều bắt đầu 2 – 5mg/kg/24 giờ. Sau đó giảm liều dần, thường dùng điều trị cho người lớn và cần có ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.

Pcotopic (Taccolimus) 0,03% – bôi da 2 lần/ngày trong 3 tuần (1 đọt).

Phòng bệnh

Giáo dục cho bệnh nhân, cha mẹ bệnh nhân về cơ chế, các hình thái tổn thương, mức độ, nguyên nhân gây bệnh, quá trình tiến triển mạn tính, sự phối hợp có thể có với một số bệnh khác, cần theo dõi và kiên trì điều trị của bệnh nhân.

Kết quả test áp, test lẩy da và kết quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm sẽ là những thông tin cần thiết cho bệnh nhân biết.

Thông báo danh sách một số sản phẩm, dị nguyên thường gây bệnh để bệnh nhân biết cách phòng tránh tiếp xúc.

Người có viêm da dị ứng tiếp xúc cần được theo dõi và quản lí để phòng tránh tiếp xúc lại bằng mọi cách nhất là tại nơi làm việc. Nếu không được thì cần sử dụng các biện pháp bảo hộ lao động để hạn chế đến mức thấp nhất sự tiếp xúc với dị nguyên.

Phát hiện và điều trị các bệnh dị ứng kèm theo như hen, viêm mũi dị ứng và điều trị các ổ nhiễm trùng về răng, tai mũi họng.

Series bài viết: Phác đồ điều trị nội khoa

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận