Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh
Xoa bóp là một loại kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt và các cơ quan cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân.
1. Tác dụng đối với hệ thần kinh:
Cơ thể thông qua hệ thần kinh có những phản ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp.
a.Rất nhiều tác giả cho rằng xoa bóp có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật, nhất là đối với hệ thàn kinh giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số hoạt động của nội tạng và mạch máu. Ví dụ:
Xoa bóp gáy, lưng, vai có thể gây nên thay đổi ở cơ quan do thần kinh thực vật ở cổ chi phối và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất xám não thất III chi phối, do đó có thể dùng để chữa bệnh ở mũi họng.
Xoa bóp TLI, TL2, dẽ gây sung huyết ở hố chậu nhỏ.
Xoa bóp lưng dưới, thắt lưng, xương cùng để diều tiết dinh dưỡng và tuần hoàn các cơ quan trong hố chậu lớn, nhỏ và chi dưới.
Phát C7 có thể gây phản xạ cơ tim (co lại).
b. Xoa bóp có thể gây nên thay đổi điện não
Kích thích nhẹ nhàng gây hưng phấn, kích thích mạnh thường gây ức chế.
2. Tác dụng đối với da
Có ảnh hưởng trực tiếp dến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân.
a. Ảnh hưởng đến toàn thân:các chất nội tiết được bài tiết ra khi xoa bóp da thấm vào máu và có thể tăng cường hoạt động của mạch máu và thần kinh ở da. Mặt khác, thông qua phản xạ thần kinh, xoa bóp có tác động đến toàn cơ thể.
Như vậy, xoa bóp đã có tác dụng đối với toàn thân: tăng cường hoạt động của thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng và năng lực hoạt động của cơ thể.
b. Ảnh hưởng cục bộ: xoa bóp làm cho hô hấp của da tốt hơn, mạch máu dãn có lợi cho việc tăng dinh dưỡng ở da, làm cho da co dãn tốt hơn, da bóng đệp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ cơ thể của da, mặt khác xoa bóp có thể làm nhiệt đọ của da tăng lên do mạch tại chổ và toàn thân dãn.
3. Tác dụng đối với gân, cơ, khớp
a. Đối với cơ:
Xoa bóp có tác dụng làm tăng năng lực làm việc, sức bền bỉ của cơ và phục hồi sức khoẻ cho cơ nhanh hơn khi không xoa bóp. Khi cơ làm việc quá căng, gây phù nề co cứng và đau, xoa bóp có thể giải quyết tốt các chứng này.
Nó có khả năng chữa teo cơ rất tốt. Ngoài ra, nó có thể có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ.
b. Đối với gân, khớp:
Xoa bóp có khả năng tăng tính co dãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịchởkhớp và tuần hoàn quanh khớp. Nó còn có thể dùng để chữa bệnh khớp.
4.Tác dụng đối với tuần hoàn
a. Tác dụng đối với huyết động: Một mặt xoa bóp làm giãn mạch, trở lực trong mạch giảm đi, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn.
b.Đối với người cao huyết áp ít luyện tập, xoa bóp có thể làm hạ huyết áp.
c. Xoa bóp trực tiếp ép vào lympho, nên giúp tuần hoàn lympho nhanh và tốt hơn. do đó có thể có tác dụng tiêu sưng.
d. Trong khi xoa bóp, số lượng hồng cầu hơi tăng, xoa bóp xong lại trở về như cũ, số lượng bạch cầu, huyết sắc tố cũng có thể hơi tăng.
Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phòng vệ cho cơ thể.
5. Tác dụng đối với hô hấp tiêu hoá và quá trình trao đổi chất
a. Đối với hô hấp:
Khi xoa bóp, thở sâu lên, có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực và phản xạ thần kinh gây nên, do đó có tác giả dùng xoa bóp để chữa các bệnh phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi…để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở.
b. Đối với tiêu hoá:
Có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, của ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá. Khi chức năng tiết dịch của tiêu hoá kếm, dùng kích thích vừa hoặc nhẹ để giảm tiết dịch.