Xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh động mạch. Tỷ lệ bệnh này tăng cùng với tuổi; dù rằng biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện ở tuổi tứ tuần, nhưng khị trên 40 tuổi (đặc biệt nam giới) hầu hết thường bị nhiễm bệnh. Yếu tố nguy cơ gồm tăng cholerterol máu, đái tháo đường, hút thuốc lá và tăng huyết áp. Xơ vữa động mạch có xu hướng là một bệnh toàn thân với mức độ nào đó bao gồm tất cả các động mạch lớn, nhưng nó chỉ biểu hiện trên lâm sàng, khi tác động nặng nề vào một số hạn chế các động mạch. Hẹp và tắc lòng động mạch là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh, nhưng thành động mạch suy yếu do mất elastin và collagen, kết quả làm giãn phình mạch cũng biểu hiện, và cả hai hậu quả này có thể biểu hiện trên cùng một cá thể. Các bệnh động mạch ít gặp hơn bao gồm viêm động mạch (cả động mạch lớn và nhỏ), viêm mạch tạo huyết khối nghẽn (bệnh Buerger), loạn sản xơ của động mạch nội tạng, viêm động mạch chủ do giang mai, và viêm động mạch lan toả.
Điểm chính trong chẩn đoán
Triêu chứng và dấu hiệu phụ thuộc vào động mạch tắc, cơ quan hoặc vùng mà bị tắc động mạch cung cấp máu, và tuần hoàn bàng hệ thích hợp đến vùng tắc.
Tắc ở chi thường gây đau, tê cóng, đau nhói, yếu chi và lạnh.
Có xanh xao hoặc những đốm; thay đổi về vận động, phản xạ và cảm nhận; và xẹp tĩnh mach nông.
Mạch có thể mất ở động mạch đoạn cuối của chỗ tắc. Tắc ở mỗi vùng khác nhau gây mỗi tình trạng riêng như tai biến mạch não, thiếu máu cục bộ và hoại thử ruột, nhồi máu lách hoặc thận.
Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt chính là giữa nghẽn mạch và huyết khối mạch, ở bệnh nhân lớn tuổi có cả bệnh mạch do xơ vữa và bệnh tim mạch, phân biệt có thể rất khó khăn,
trong 10 – 20% chẩn đoán xác định là không thể chẩn đoán được có thể do tắc hoặc là co thắt.
Huyết khối động mạch cấp nóí chung xuất hiện ở động mạch mà có lòng động mạch hẹp như do thay đổi xơ vữa ở thành của động mạch. Dòng máu chảy qua chỗ hẹp, không đều, chỗ lòng mạch loét có thể thành mảng, dẫn tới tác đột ngột, tắc hoàn toàn của đoạn hẹp.
Huyết khối có thể lan hoặc lên trên hoặc xuống dưới ở nơi dòng máu chảy qua nhanh mà động mạch ở đó ít bị bệnh nhất (thường là đoạn gốc của nhánh động mạch là rõ nhất hoặc một hoặc hơn các nhánh tận của tuần hoàn bàng hệ). Có trường hợp, huyết khối biểu hiện khi dòng máu chảy làm cắt từng mảnh và làm rời mảng xơ vữa rồi mảng đó chẹn lòng mạch lại; chấn thương đến động mạch có thể biểu hiện giống hiện tượng này. Viêm nhiễm của thành động mạch cũng có thể dẫn tới huyết khối cấp. Kích thích cơ học lâu ngày của động mạch dưới đòn ép bởi xương sườn cổ có thể cũng dẫn tới tắc hoàn toàn. Huyết khối trong bệnh động mạch có thể là thứ phảt sau hạ huyết áp hoặc suy tim. Tăng hồng cầu và mất nước cũng có thể tăng cơ hội bị huyết khối, cũng như là chọc động mạch nhiều lần.
Tắc động mạch không hoàn toàn, mạn tính thuờng là do có thiết lập được tuần hoàn bàng hệ, và lưu lượng máu sẽ tăng qua tuần hoàn bàng hệ một khi có tắc tuần hoàn. Chỉ có thể bị đe dọa trong vài giờ, vài ngày mặc dù tuần hoàn bàng hệ mới vẫn phát triển quanh chỗ tắc.
Lâm sàng
Những dấu hiệu thấy được ở chi thương rất giống như miêu tả ở đoạn nghẽn động mạch. Sau đây là những điểm khác nhau nên được kiểm tra: (1) Có biểu hiện của tắc động mạch tiến triển ở những vùng khác, đặc biệt là 1 chi đối diện (tiếng đập, mất mạch, thay đổi thứ phát) hay không?. Những dấu hiệu lâm sàng này gợi ý nhưng không chẩn đoán được huyết khổi. (2) Có bệnh sử hoặc dấu hiệu của bệnh tim do thấp hoặc rung nhĩ mới xuất hiện hoặc nhồi máu cơ tim hay không?. Nếu có thì nhiều khả năng là nghẽn mạch hơn là huyết khối. (3) Điện tâm đồ, siêu âm tim, và xét nghiệm men có thể đem lại các thông tin trợ giúp cho xác định có biểu hiện của nhồi máu cơ tim âm thầm và nó có khả năng là nơi tạo ra nghẽn mạch. Cuối cùng, chụp mạch là cần thiết cho chẩn đoán phân biệt và cho kế hoạch điều trị.
Điều trị
Trong khi phẫu thuật là cách giải phóng nghẽn mạch cấp cứu thường sử dụng trong trường hợp tắc sớm do nghẽn mạch, nhưng có 2 lý do nói chung không phái mổ trong các trường hợp huyết khối sau: (1) Đoạn động mạch có huyết khối co thể quá dài, đòi hỏi phải phẫu thuật khá rộng và khó khăn (cắt bỏ huyết khối màng trong động mạch hoặc ghép động mạch). Giải phóng một nghẽn mạch đợn ở động mạch bình thường hoặc gần bình thường, nếu so sánh, thường quá dễ và nhanh.
Chi thường có xu hướng nguyên vẹn không có tiến triển hoại tử bởi vì tuần hoàn bằng hệ thường hình thành trong khi pha hẹp tiến triển chậm trước khi huyết khối cấp tính. Có nghẽn mạch, mà điều này thường không hay xảy ra; chẹn hầu hết ở chỗ phân nhánh động mạch chính, tắc cả hai nhánh và cộng thêm co thắt động mạch thường là cấp tính hơn. Điều trị, đặc biệt nếu có mô hoại tử là giống như đã mô tẩ trong chăm sóc bệnh nhân cấp cứu của nghện đông mạch. Điều trị tiêu huyết khối dùng streptokinase hoặc urokinase đắt hơn hoặc hoạt chất plasminogen mô có thể có tác dụng với huyết khối cấp nếu không có hoại tử mô; có thể có hiệu quả tiêu trong 50 – 80% trường họp và truyền động mạch trực -tiếp vào chỗ huyết khối có ít biến chứng chảy máu hơn là điều trị đường toàn thân với những thuốc này vì liều tại chỗ của nó nhỏ hợn. Biến chứng và tỷ lệ cắt cụt chung là 20% và tỷ lệ tử vong là 2% chỉ ra cần chú ý tới khi sử dụng dạng điều trị này. Nếu tan được huyết khối, huyết khối tái lại có thể ngăn chặn được bằng nong động mạch. Mặt khác, điều trị theo phác đồ như là chăm sóc trước mổ cấp cứu của nghẽn động mạch.
Tiên lượng
Chân nguyên vẹn thường xảy ra nếu huyết khối cấp ở động mạch chậụ và động mạch đùi nông; có xu hướng hoại tử nếu động mạch khoeo tắc đột ngột, đặc biệt nếu khoảng thời gian giữa tắc và điều trị kéo dài hoặc nếu có co thắt động mạch đáng kể hoặc tắc động mạch ở đoạn gốc. Nếu chi còn nguyên vẹn sau tắc cấp, hồi phục chức năng có thể cải thiện từ từ qua hàng tuần. Điều trị và tiên lượng như đã trình bày trong các phần tắc động mạch chậu, đùi và khoeo.