PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GĂY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
– Găy 2 xương cẳng chân rất hay gặp, chiếm 18% các trường hợp gãy xương chân. Găy xương chày là xương chịu lực chính của cơ thể do vậy yêu cầu điều trị và phục hồi chức năng đ̣i hỏi khá cao.
– Các biện pháp vật lư trị liệu, vận động trị liệu và thuốc được sử dụng để thúc đẩy quá tŕnh liền xương, phục hồi chức năng vận động khớp gối, cổ chân và chịu lực của xương chày. Phòng tránh các biến chứng teo cơ,cứng khớp…
II.CHẨN ĐOÁN:
1.Các công việc của chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
– TÌnh huống xảy ra chấn thương?
– Thời gian bị chấn thương đến thời điểm hiện tại?
– Các biện pháp đă can thiệp, xử trí?
– Hỏi bệnh nhân có đau chói tại nơi găy không?
– Có đau, hạn chế vận động các khớp gối, cổ chân khi vận động không?
1.2. Khám lâm sàng
– Cơ năng: Cẳng chân bị gập góc nơi găy, ngắn hơn bên lành và bàn chân xoay ra ngoài.
– Thực thể: Sờ có điểm đau chói hoặc có tiếng lạo sạo của xương vỡ.
– Toàn thân: Bệnh nhân đau nhiều, có thể sốc chấn thương nếu gãy hở cả hai xương cẳng chân.
1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng: Chụp X-quang xương cẳng chân tư thế thẳng và nghiêng để xác định và kiểm tra vị trí găy và độ di lệch của xương.
2. Chẩn đoán xác định: Dựa vào phim X-quang chẩn đoán xác định.
3. Chẩn đoán nguyên nhân Gãy do: chấn thương, loăng xương, lao xương, ung thư xương…
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1.Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
– Tiến hành sớm
– Cố định tốt điểm găy trong giai đoạn bất động
– Giảm đau, giảm phù nề
– Chống huyết khối tĩnh mạch
– Khôi phục lại tầm vận động khớp gối và cổ chân
– Gia tăng sức mạnh và dẻo dai các nhóm cơ vùng đùi và cẳng chân
– Khôi phục lại dáng đi .
– Lấy lại hoạt động b́nh thường cho bệnh nhân
2.Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
* Mục đích:
– Gia tăng tuần hoàn.
– Giảm đau và giảm co thắt các cơ.
– Gia tăng tầm vận động khớp gối và khớp cổ chân.
– Gia tăng sức mạnh các cơ vùng gối, cổ chân và bàn chân.
– Tập dáng đi đúng.
* Phương pháp:
– Cử động các ngón chân để gia tăng tuần hoàn và nằm nâng cao chân để giảm sưng nề chân.
– Gồng cơ tứ đầu đùi, cơ ụ ngồi
– Tập chủ động có trợ giúp hay tự do các cử động gập duỗi, dạng áp khớp hông.
– Tập đi nạng với dáng đi đúng, không chịu sức nặng hay chịu sức nặng một phần tuỳ thuộc đường găy ngang hay chéo và theo chỉ định của bác sỹ.
– Khi tháo bột có thể áp dụng bồn xoáy, túi chườm nóng.
– Xoa bóp trong tư thế nâng cao chân để giảm sưng.
– Tập chủ động tự do tại khớp gối.
– Tập có lực kháng bằng tay của kỹ thuật viên hay bằng tạ cho các cơ ở cẳng chân, đùi và bàn chân.
– Tập điều hợp nhặt vật bằng ngón chân.
– Tập đi trên đường thẳng, đi trên đầu ngón chân, đi với dáng đi đúng.
– Hoạt động trị liệu: chơi các trò chơi sử dụng bằng hai chân.
– Sau khi bỏ bột cần băng chun từ ngón chân đến đầu gối cho đến khi chân hết sưng.
3. Các điều trị khác
– Các thuốc giảm đau Paracetamol…
– Các thuốc tái tạo kích thích liền xương nhanh: Calcitonin, Biphosphonat, Calcium…
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Tình trạng ổ găy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng…
– Phản ứng của người bệnh trong quá tŕnh tập luyện: thái độ hợp tác, sự tiến bộ…
– Tình trạng chung toàn thân
– Theo dơi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.
Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT
Em chào bác sĩ,
Em vừa bị gãy chân do bị tai nạn. Cụ thể là gãy cẳng chân trái. Đến nay là đã 25 ngày… Lúc đi nạng em phát hiện ra chân em không thể đứng thẳng được. Em sợ sau này sẽ chân cao chân thấp. Mong bác sĩ chỉ cho em một số bài tập để em có thể đứng hai chân cũng một lúc được không ạ.
Em cám ơn
Chào bạn. Mong bạn có thể nói rõ hơn bạn bị gãy cẳng chân, nhưng gãy xương nào, mức độ gãy ra sao, và bạn đã được điều trị như thế nào. Mỗi mức độ thương tổn lại có cách phục hồi chức năng khác nhau. Nhưng với bạn, ít ra mới 25 ngày, chân bạn chưa thể trụ được, thì chắc chắn bạn sẽ cảm giác chân cao chân thấp. Do vậy, bạn không nên quá lo về việc đó, quan trọng bây giờ là chân bạn can xương tốt, và tránh teo cơ vùng cẳng chân. Để hạn chế teo cơ, trước mắt bạn tập gấp duỗi cổ chân nhiều lần trong ngày. Nếu cao cấp hơn, bạn có thể dùng băng chun, làm 1 lực kháng lại vận động gấp duỗi bàn chân để cơ được vận động nhiều hơn.
Mong nhận được phản hồi của bạn về cách thức bạn đã điều trị, và phim Xquang hiện tại, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn tốt nhất. Thân ái
Thưa bác sĩ,
Những ngày ở bệnh viện duỗi cổ chân lên xuống để máu đỡ tụ ở bàn chân giúp chân đỡ sưng hơn, sau dần là ngồi dậy cố gắng duỗi thẳng chân… Khi ra viện, em bắt đầu tập đi nạng. Hiện tại em một ngày em dành ra nửa tiếng đi nạng thôi ạ. Buổi tối đi ngủ em có kê cao cổ chân… Bác sĩ cho em hỏi tập gấp duỗi cổ chân như bác bác sĩ nói là phải gấp như thế nào ạ?
Chào bạn. Bạn có được phẫu thuật không? Và cách thức phẫu thuật ra sao.
Trường hợp 1: Nếu phim Xquang bạn gửi là phim chụp sau khi ra viện, thì với phim đó, xương của bạn không có cơ hội liền. Do vậy, bạn cần phải đến viện để bs khám và kiểm tra lại. Phục hồi chức năng lúc này chỉ là gấp duỗi bàn chân. Tôi không thể hướng dẫn bài tập khác.
Trường hợp 2: Chân của bạn được phẫu thuật cố định bằng nẹp vít.
Bạn tham khảo thêm bài viết sau, và chỉ áp dụng khi cẳng chân bạn được cố định xương bằng phẫu thuật nẹp vít hoặc bạn bó bột. Vì nếu phim Xquang kia là phim sau điều trị tại viện, bạn không được tập theo bài viết này mà chỉ đc co duỗi bàn chân, và cử động các ngón chân mà thôi.
https://www.chamcuutainha.com/huong-dan-tap-khoe-co-cang-chan/
Do vậy, bạn muốn tôi tư vấn, xin hãy cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt.
Thân ái
Em chào bác sĩ,
Em xin cung cấp thêm một số thông tin về tình hình hiện tại của mình. Mong bác sĩ có thể tư vấn cho em kĩ hơn ạ. Chân em mỗi lần ngồi hay đi nạng là sưng lắm ạ. Càng ngồi hay đi lâu là càng sưng. Bác sĩ có tư vấn cho em lí do, phương pháp tập luyện phù hợp cũng như thời gian bao lâu nữa em có thể đi đứng lại được ạ? Phim em gửi cho bác sĩ bữa trước là trước khi phẫu thuật ạ. Giờ em có gửi cho bác sĩ là phim sau khi phẫu thuật đó ạ.
Em cám ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Vấn đề thứ nhất, chân bạn sưng nề khi đi lại là chuyện thường gặp sau chấn thương. Nguyên nhân do loạn dưỡng, do rối loạn vận mạch… và vì chân ở thấp, nên tuần hoàn về tim sẽ kém hơn. Khắc phục tình trạng này, sau khi đi, bạn nên ngồi nghỉ, và kê cao chân, đồng thời gấp duỗi cổ chân. Một thời gian sau, cơ thể bạn sẽ thích nghi, và sẽ hồi phục lại như trước.
Vấn đề thứ 2, bạn nói khi đi chân thấp chân cao, đó là bình thường, khi mới mổ, xương bạn chưa liền, và giờ còn đau nhiều khi đứng, nên chân đó không chịu lực được, nên bạn có cảm giác chân bị thấp. Xương phim bạn gửi là phim nghiêng, thông thường còn 1 phim chụp thẳng nữa, nhưng với phim nghiêng, đánh giá sơ bộ của tôi là bác sỹ phẫu thuật đã phẫu thuật cho bạn rất tốt. Do vậy, giờ bạn phải tập phục hồi tốt để chân bạn hồi phục tốt nhất.
Vấn đề thứ 3, cách thức tập phục hồi chức năng:
– Tập bài tập như tôi đã hướng dẫn https://www.chamcuutainha.com/huong-dan-tap-khoe-co-cang-chan/
– Tập gấp duỗi gối nhiều lần trong ngày, có thể tập thêm cử động của các ngón chân khi bạn ngồi hoặc nằm
Những bài tập đó tuy đơn giản, nhưng tập nhiều lần trong ngày sẽ giúp cơ bạn khỏe, chân giảm phù nề nhanh, và giúp xương liền tốt hơn.
– Về mặt đi lại: bạn hoàn toàn phải đi có nạng trợ giúp, đi 2 nạng hoặc 1 nạng. Nếu đi 1 nạng, bạn dùng nạng chống bên lành, khi đó đi lại bạn hơi nghiêng người sang bên lành, chân bên đau và nạng sẽ đi lên cùng 1 lúc, sau đó mới bước chân lành lên. Bạn có thể chịu 1 phần trọng lượng cơ thể sang bên chân đau, tùy mức độ bạn chịu đựng. Nếu đau thì giảm trọng lượng và tỳ nhiều hơn vào nạng. Chỉ bỏ nạng khi bác sỹ khám lại cho bạn nói rằng xương đã can, và cho phép bỏ nạng, thông thường phải từ 4-6 tháng. Và để theo dõi tốt nhất, bạn nên đến viện để tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sỹ phẫu thuật.
Vì bài tập phục hồi chức năng phụ thuộc vào mức độ can xương, nên sau khi tái khám, bạn muốn tăng mức độ tập, gửi lại phim xquang mới, tôi sẽ tư vấn cho bạn tiếp.
Thân ái
Em chào bác sĩ,
Em phải ăn uống những thực phẩm nào để giúp xương mình chắc khoẻ. Và hạn chế những thực phẩm nào ạ.
Em cám ơn sự tư vấn nhiệt tình của bác sĩ ạ.
Chào bạn. Bạn nên ăn những thực phẩm bổ xung canxi như sữa, bơ, tôm, cua, rau xanh, ngoài ra có thể uống bổ xung vitamin D, giúp xương bạn tái tạo tốt hơn. Thân ái
Em chào bác sĩ.bác sĩ cho em hỏi.em bị gãy xương cẳng chân được 4 tháng nhưng em tập đi thì rất đau.nếu như vậy có ảnh hưởng gì không ạ.và bao lâu xương mới lành hẳn ạ.em xin cảm ơn bác sĩ
Chào bạn. Trên phim Xquang bạn gửi không biết là chụp từ khi nào. Với phim đó, xương mác của bạn sẽ không hồi phục, nhưng điều đó không ảnh hưởng quá nhiều đến chức năng của cẳng chân. Vì khi đi lại, chịu lực chủ yếu trên xương chày. Với xương chày, đã có phản ứng màng xương, tức là đang có can xương, nhưng chưa hoàn toàn. Vì vậy bạn cần phải đi lại sử dụng nạng để được hỗ trợ. Ngoài ra những bài tập khỏe cơ cẳng chân đó cần thiết để chân đó được vững hơn, cũng như tạo thuận cho quá trình can xương. Thân ái
E chào bác sĩ e bị gãy 2 xương cẳn chân nay được 4 tháng e đi lại bình thường nhưng vài tuần thì e đi nó rất đau.như vậy có ảnh hưởng gì không ạ
Chào bạn. Đau là 1 dấu hiệu của cơ thể báo cho bạn biết rằng, chân của bạn có vấn đề, bạn nên đi tái khám để bác sỹ kiểm tra lại cho bạn. Thân ái
E bi tai nạn hom 3-9 , e bi gãy xuong cang chân 1/3 , mổ nẹp vít. E da tap co ra co vo nhuan nhuyen o khop gối. Hôm nay cug duoc gần 2 thang. E đứng lên và buoc duoc 2 buoc. Thi chân e thốn và dau. Nen e ngừng lại k tap nua. E mun hoi bs là e tap di nhu vay co wa sớm k? Khi nao e moi bình phuc tro lai binh thuong duoc. Và khi binh phuc hẳn e tập đi có bị đau và thốn nua k? Cảm ơn.
Chào bạn, giai đoạn này bạn được phép đứng dồn trọng lượng lên chân đau, nhưng không có nghĩa là dồn hoàn toàn. Bạn đứng và dồn 1 phần trọng lượng sang chân bên đau, mức độ chịu trọng lượng tăng theo từng ngày, và thời gian tập chịu lực cũng vậy. Nếu bạn tập xong thấy đau, bạn cần nghỉ ngơi, và ngày hôm sau bạn tập giảm mức chịu lực lên chân đau. Ngoài ra bạn cũng cần phải tập gồng cơ, và những bài tập làm khỏe cơ cẳng chân, cơ đùi. Nhóm cơ cẳng chân có 2 động tác chính: gấp bàn chân về phía mu, và duỗi bàn chân về phía lòng bàn chân. Những bài tập như ngồi trên giường, đạp bàn chân vào thành giường bạn sẽ thấy cơ mặt sau cẳng chân của bạn căng cứng… sẽ giúp khỏe cơ. Bạn vẫn nên đi lại với nạng, và chịu 1 phần lực lên chân đau. Lúc này bạn nên đến viện khám, bác sỹ sẽ kiểm tra xem xương bạn đã liền ra sao, và hướng dẫn bài tập để bạn có thể dễ dàng thực hiện hơn. Thân ái
Dạ con chào bác sĩ…con 24tuoi…bị gãy hở 2 xương cẳng chân…được phẫu thuật cố định ngoài 3 tháng..và đóng đinh nội tủy được 1 tháng..con muốn hỏi là từ lúc bị tới giờ ngón chân cái con co lên k được…gập xuống thì được..gân gót chân căng do xương mác k được cố định..con có tập cổ chân nhưng không thấy tiến triển..bác sĩ cho con xin ý kiến về tình trạng của con và giải pháp phù hợp ạ..con xin cám ơn bác sĩ
Chào bạn.
Thương tổn của bạn tương đối phức tạp nhưng bạn không gửi cho chúng tôi hình ảnh kết hợp xương sau mổ, nên chúng tôi càng khó lượng giá thương tổn của bạn.
– Bạn nói ngón 1 không gập về phía mu chân được: Có 2 khả năng
+ Do cứng: Khi đó bạn dùng tay trợ giúp cũng khó gấp ngón chân
+ Do thương tổn cơ gấp ngón 1: do gân, thần kinh….
– Cổ chân bạn cứng: do bất động lâu, do cơ co cứng…
Vì vậy bạn cần đến viện có khoa PHCN để được khám và tư vấn thêm.
Em cám ơn bd nhiêu ạ. Bd ơi bb hạ hòa tỉnh phú thọ có đón bd thùy trước là p trưởng khoa ctch bv việt Đức về khám chữa bệnh. Con em đưa lên đó khám và chữa có an toàn bằng xuống việt Đức k ạ. Xuống Việt Đức e nghe nói phải chờ đợi lâu phải k. Bs giúp em thật sớm để em biết nên đưa cháu đi đâu
Chào bạn. Về câu hỏi đó của bạn, chúng tôi không có thông tin về bác sỹ đó, nên không tư vấn đc cho bạn. Bạn có thể cho con khám ở bv Việt Đức,…để bác sỹ tư vấn xem có cần phải can thiệp phẫu thuật ko. Nếu có, trường hợp con bạn không phải phẫu thuật cấp cứu, nên bs sẽ lên lịch, và hẹn bạn thời gian. Thân ái