Xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh động mạch. Tỷ lệ bệnh này tăng cùng với tuổi; dù rằng biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện ở tuổi tứ tuần, nhưng khị trên 40 tuổi (đặc biệt nam giới) hầu hết thường bị nhiễm bệnh. Yếu tố nguy cơ gồm tăng cholerterol máu, đái tháo đường, hút thuốc lá và tăng huyết áp. Xơ vữa động mạch có xu hướng là một bệnh toàn thân với mức độ nào đó bao gồm tất cả các động mạch lớn, nhưng nó chỉ biểu hiện trên lâm sàng, khi tác động nặng nề vào một số hạn chế các động mạch. Hẹp và tắc lòng động mạch là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh, nhưng thành động mạch suy yếu do mất elastin và collagen, kết quả làm giãn phình mạch cũng biểu hiện, và cả hai hậu quả này có thể biểu hiện trên cùng một cá thể. Các bệnh động mạch ít gặp hơn bao gồm viêm động mạch (cả động mạch lớn và nhỏ), viêm mạch tạo huyết khối nghẽn (bệnh Buerger), loạn sản xơ của động mạch nội tạng, viêm động mạch chủ do giang mai, và viêm động mạch lan toả.
Động mạch đùi và động mạch khoeo
Phình động mạch khoeo đứng hàng thứ ba trong những thương tổn phình mạch thường gặp. Phần lớn các loại khác của phình mạch ngoại vi là ở động mạch đùi. Hầu hết tất cả là xơ vữa động mạch và xuất hiện trên nam giới, thường bị cả hai bên.
Phình động mạch khoeo
Trên một nửa là không có triệu chứng khi chẩn đoán, và có chúng được phát hiện nói chung khi sờ mạch khoeo, thấy có một khối đập theo mạch đường kính 2 cm hoặc hơn. Khi chẩn đoán phình mạch khoeo, có thể có phình mạch chủ bụng và nên loại trừ bằng siêu âm. Phần lớn những biểu hiện triệu chứng của phình mạch nói chung liên quan đến mức độ khác nhau của giảm dòng máu đến phần thấp của chân và bàn chân, nghĩa là tập tễnh cách hồi nếu tiến triển chậm, đau cả lúc nghỉ ngơi khi biểu hiện thiếu máu cục bộ nặng, tiền hoại thư, hoặc hoại thư khi xuất hiện huyết khối đột ngột hoặc khi tắc mạch tận. Phình mạch lớn có thể có biểu hiện tắc tĩnh mạch hoặc đau do chèn ép dây thần kinh, viêm tĩnh mạch huyết khối ít thấy và rách thì hiếm gặp.
Chụp động mạch có giá trị để xác định hệ động mạch tận và tuần hoàn bàng hệ. Kích thước thực của phình mạch xác định chính xác hơn qua siêu âm.
Phình mạch khoeo đứng hàng thứ hai sau phình động mạch chủ bụng về tỷ lệ những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí phình mạch nhỏ (kích thước chỉ 2 cm) có thể hình thành huyết khối hoặc tiến triển đến nghẽn mạch, đặc biệt nếu cục máu đông có lớp dính vào trong lòng của phình mạch. Khi có huyết khối, có thể đòi hỏi phải cắt cụt. Vì vậy, có lời khuyên là nên phẫu thuật dự phòng khi đã chẩn đoán, và chuyển cầu nối tĩnh mạch hiển với thắt đoạn gần và đoạn tận của phình mạch thường được áp dụng. Ở những phình mạch lớn với biểu hiện chèn ép tĩnh mạch và thần kinh, cắt và nối đoạn phình là cần thiết.
Phình mạch đùi
Phình mạch đùi, biểu hiện là một khối đập theo mạch ở vùng đùi ở một bên hoặc hai bên, có biến chứng giống như phình mạch khoeo, dù rách là biến chứng thường gặp hơn và đoạn chi bị đe doạ hoại tử là ít gặp hơn. Vì tỷ lệ biến chứng nguy hiểm ở nhóm không triệu chứng ít hơn so với phình mạch khoeo nên có nhiều lý do để cho phép chỉ theo dõi hơn là mổ những phình nhỏ, phình mạch đùi không có triệu chứng và khi bệnh phình mạch ở nhiều nơi thì có thể giải quyết đầu tiên động mạch chậu gốc và rồi động mạch khoeo rồi đến phình mạch đùi.