[Chứng trạng] Phân tích Chứng Xung Nhâm nhiệt chứng

Xung Nhâm nhiệt chứng là chỉ nhiệt tà ẩn náu ở Xung Nhâm cùng tranh giành với huyết, xuất hiện các biểu hiện lâm sàng kinh huyết mất sự giữ gìn, thấp nhiệt úng thịnh cho đến khí huyết bị ứ trệ.

Chứng này phần nhiều do thể trạng vốn dương thịnh, Can hỏa nung nấu ở trong, hoặc tà độc xâm lấn ở trong làm tổn thương Xung Nhâm gây nên bệnh.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là kinh nguyệt lượng nhiều và thời gian hành kinh kéo dài hoặc xuất huyết không qui tắc, bế kinh, nục huyết khi đang hành kinh, đau bụng dưới, đái hạ nhiều, không sinh đẻ, sau khi đẻ bị sốt cao, trong bụng dưới có hòn khối v.v…

Xung Nhâm nhiệt chứng thường gặp trong các bệnh Nguyệt kinh sớm, Nguyệt kinh quá nhiều, Nguyệt kinh kéo dài, Băng lậu, Huyết khô kinh bế, Hành kinh đổ máu mũi, Sản hậu phát sốt, Ác lộ không dứt, bệnh Đái hạ.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Thấp nhiệt dồn xuống Xung Nhâm.

Phân tích

Xung Nhâm nhiệt chứng có hư và thực. Hư nhiệt có thể do thể trạng vốn âm hư hoặc ôm lâu mất huyết thương âm, âm hư dương thịnh gây nên. Thực nhiệt có thể do thể trạng vốn Dương thịnh hoặc ăn quá nhiều thức cay nóng trợ dương, hoặc tình tự quá kích động, Can hỏa hun đốt ở trong gây nên. Cũng có thể do cảm nhiễm tà độc, tiến thẳng vào Xung Nhâm, hoặc đang hành kinh, sau khi đẻ bị Nhiệt bệnh, nhiệt làm thương tổn Xung Nhâm mà phát sinh.

Vì Nhiệt của chứng này có Hư Thực khác nhau, vả lại xuất hiện ở nhiều loại tật bệnh, cho nên biểu hiện lâm sàng đều không giống nhau, phép chữa cũng bất nhất, cần phải phân tích kỹ. Ví dụ:

– Kinh nguyệt sớm xuất hiện chứng Thực nhiệt, biểu hiện là Kinh nguyệt lượng nhiều, sắc đỏ sẫm, chất dinh, mạch Hoạt Sác; đó là thể trạng vốn có nội nhiệt, nhiệt quấy rối huyết hải gây nên; điều trị nên thanh nhiệt lương huyết, kèm theo thuốc điều khí hoạt huyết, cho uống Cầm liên tứ vật thang (Y tông kim giám) gia chế Hương phụ.

– Kinh nguyệt sớm xuất hiện chứng Uất nhiệt, biểu hiện là lượng kinh ra hoặc ít, hoặc nhiều, sắc đỏ hoặc tía hoặc có kèm theo những cục huyết nhỏ, hành kinh không thư sướng, thường có triệu chứng trước khi hành kinh bầu vú hoặc ngực sườn và bụng dưới trướng đau, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Sác; đó là thất tình quá kích thích uất lại hoá hỏa, bức huyết đi càn gây nên; Điều trị nên giải uất thanh nhiệt, dùng Gia giảm Đan chi tiêu giao tán (Trung y chứng trạng giám biệt chẩn đoán học), nếu là tuổi trẻ thì nên dùng thêm 10 gam Tử hà sa.

– Kinh nguyệt sớm xuất hiện chứng Hư Nhiệt biểu hiện là hành kinh ra lượng ít, sắc xấu, váng đầu mất ngủ, mỏi lưng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tượng Tế Sác; đây là âm dương thịnh, dương thịnh thì nhiệt, nhiệt bức huyết đi càn gây nên, điều trị nên tư âm thanh nhiệt, dùng Lưỡng địa thang (Phó thanh chỉ nữ khoa) gia Cam thảo.

– Nếu nguyệt kinh quá nhiều xuất hiện Thực nhiệt chứng biểu hiện là hành kinh lượng nhiều, sắc đỏ sẫm, chất dính, có từng cục nhỏ, mạch tượng Tế Hoạt mà Sác; đây là Xung Nhâm có nhiệt ẩn phục, nhiệt bức huyết đi gây nên, điều trị nên thanh nhiệt lương huyết kèm theo thuốc hoá ứ chỉ huyết, cho uống Tê giác địa hoàng thang (Thiên kim phương) Gia Tam thất phấn, Tang diệp.

– Nếu nguyệt kinh kéo dài xuất hiện Thực nhiệt chứng biểu hiện là hành kinh dầm dề không sạch, lượng ít sắc đỏ, mạch Tế Hoạt hoặc Tế Sác; đó là nhiệt quấy rối Xung Nhâm, huyết hải không ổn định gây nên, điều trị nên thanh nhiệt lương huyết kèm theo thuốc hoá ứ, n ên dùng bài thuốc trên gia Đan sâm, Tam thất phấn.

– Bệnh Băng lậu xuất hiện chứng Thực nhiệt, thì biểu hiện xuất huyết không qui tắc, thời gian xuất huyết kéo dài, lượng huyết ra lúc nhiều lúc ít, mạch Tếế Hoạt, đây là uất nhiệt ở Xung Nhâm, huyết mất nơi chứa gây nên, điều trị nên thanh nhiệt lương huyết, kèm theo thuốc chỉ huyết, vẫn dùng bài thuốc trên, có thể gia Sao Hoè hoa, Tam thất phấn. Nếu là người cao tuổi nên thêm Lộc hành thảo từ 20 đến 30 gam.

– Nếu huyết khô kinh bế xuất hiện Hư nhiệt chứng, biểu hiện là không thụ thai nguyên phát, đau bụng dưới, khoang chậu có hòn khối, sốt nhẹ, mồ hồi trộm, kém ăn, mạch Tế Hoạt hoặc Tế Sác, nguyên nhân do đàm nhiệt cố kết liên luỵ đến Xung Nhâm gây nên, điều trị theo phép tư âm thanh nhiệt, hoá đàm làm mềm chất rắn, cho uống bài Tiêu lịch hoàn (Y học tâm ngộ) hợp với Tứ nghịch tán (Thương hàn luận) gia Bách bộ, Sinh Địa du.

– Đang hành kinh bị đổ máu mũi lại có chứng Thực nhiệt, phần nhiều là loại đổ máu mũi trước khi hành kinh, lượng kinh ra ít, kèm theo chứng tâm phiền đắng miệng, mạch Hoạt (nhưng có một số bệnh nhân ngoài chứng đổ máu mũi trước khi hành kinh, hoàn toàn không biểu hiện gì về đặc trưng cơ thể và chứng trạng tự giác), đây là Xung Nhâm quá nhiệt (trước khi hành kinh, Xưng Nhám hơi thịnh, huyết nhiệt cành mạnh), bức huyết tràn lên trên gây nên; điều trị nên thanh nhiệt lương huyết, lý khí thuận kinh, cho uống Dẫn Kinh thang.

– Sau khi đẻ ác lộ không dứt xuất hiện chứng Thực nhiệt thường biểu hiện là lượng ác lộ bài tiết khá nhiều, sắc đỏ tía hoặc như nước tương, chất dính, có mùi hôi, bụng dưới đau, cự án, mạch Tế Sác vô lực; đây là cảm nhiễm độc tà, nhiệt uất ở Xung Nhâm gây nên; điều trị nên thanh nhiệt giải độc, cho uống Nhân sâm bại độc ẩm.

– Sau khi đẻ phát sốt xuất hiện chứng Thực nhiệt, biểu hiện là phát sốt ố hàn, bụng dưới đau, cự án, lượng ác lộ bài tiết hoặc nhiều hoặc ít, có mùi hôi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác có lực; đây là sau khi đẻ chính khí bị hư, tà độc nhân chỗ hư xâm nhập Bào cung gây nên; điều trị nên thanh nhiệt giải độc, lương huyết hoá ứ, cho uống Ngân Kiều giải độc ẩm; Nếu sốt cao,ử tuyết đan 3 gam.

– Trong bệnh Đái hạ gặp chứng Thấp nhiệt, biểu hiện là đái hạ sắc vàng dính, hoặc như mủ có mùi tanh hôi, kèm theo chứng bụng dưới nặng trệ và đau, mạch bình thường hoặc Tế Hoạt; đây là thấp nhiệt rót xuống, kết tụ ở Xung Nhâm gây nên, điều trị nên thanh nhiệt lợi thấp kèm theo thuốc hoạt huyết, cho uống Thanh nhiệt chỉ đái thang. Nếu đái hạ ra sắc vàng lượng nhiều thì gia Chỉ xác, Cát cánh.

Xung Nhảm nhiệt chứng có thể phát sinh ở phụ nữ bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường là ở tuổi thanh xuân và ở tuổi sinh đẻ rõ rệt nhất, nhất là thời kỳ sinh đẻ, vì có thai, sinh đẻ và cho bú thường làm hao huyết thương Âm, Can hỏa dễ hun đốt, hoặc do phòng sự không sạch dẫn đến bội nhiễm, thường biểu hiện là kinh nguyệt không đều, lượng kinh ra nhiều, thời gian hành kinh kéo dài, sắc đỏ chất dính, phát sốt đau bụng, đái hạ tăng nhiều, chất lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác.

Xung Nhâm nhiệt chứng trong quá trình diễn biến và phát triển cơ chế bệnh, thường kèm theo bốn tình huống:

Một là do nhiệt thuộc Dương tà, hao huyết thương âm, thường dẫn đến Âm hư dương cang xuất hiện các chứng phát sốt (thường là sốt nhẹ) và gầy còm.

Hai là do nhiệt tà làm thương Khí, Khí bị thương thì tân dịch không phân bố mà sinh Thấp, Thấp với Nhiệt đồng khởi dẫn đến Đái hạ lượng nhiều.

Ba là Khí tổn thương thì huyết đi không thư sướng mà sinh ứ, huyết đi bị nghẽn dẫn đến đau bụng.

Bốn là ốm lâu chính khí bị hư, ứ thấp không hoá được, tích lại, mà thành bệnh Trưng.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Thấp nhiệt hạ chú Xung Nhâm với Xung Nhâm nhiệt chứng: cả hai đều thuộc Nhiệt chứng, Thực chứng, cho nên trên lâm sàng thường thấy các chứng nguyệt kinh quá nhiều sắc đỏ tía hơi vàng, lượng nhiều. Nhưng thấp tà gây bệnh, tính chất uế trọc, cùng với tà nhiệt chọi nhau ở Xung Nhâm, chứng trạng thể hiện lại khác với Xung Nhâm nhiệt chứng, như nguyệt kinh lượng nhiều sắc đỏ sẫm hoặc tía đen, có mùi hôi, chất đặc dính như mủ có lẫn vẩn đục, vùng ngoại âm ngứa, trước hay sau khi hành kinh đái hạ ra nhiều hoặc vàng hoặc đỏ hoặc có màu vàng xanh, dính và hôi, đồng thời mặt nhờn bẩn, thân thể nặng nề, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác v.v…Có thể dựa vào đó mà phân biệt.

Trích dẫn y văn

– Phụ nữ không thụ thai thuộc chân âm bất túc, Xung Nhâm có phục nhiệt (Phụ khoa Kinh luân).

– Nghĩ như Hoàng đái là Thấp nhiệt ở Nhâm mạch (Phó thanh chủ nữ khoa).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận