[Phác đồ] CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SÓT NHAU SÓT THAI

ĐIỀU TRỊ SÓT NHAU / SÓT THAI

I. Định nghĩa

Sót nhau/sót thai là tình trạng còn sót lại mô nhau hoặc thai trong tử cung sau thủ thuật.

II. Chẩn đoán

1. Khám lâm sàng

a. Hỏi bệnh

– Thời điểm hút thai lần trước.

– Nơi hút thai lần trước (tại viện hay ngoại viện).

– Tuổi thai lần hút trước.

b. Khám bệnh

– Tổng trạng: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng (sốt, đau bụng, dịch âm đạo hôi, môi khô, lưỡi bẩn…).

– Xác định tư thế và kích thước tử cung.

– Xác định độ đau tử cung.

– Đánh giá độ mở CTC.

– Đánh giá mức độ ra huyết âm đạo.

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

a. Siêu âm

– Xác định tình trạng sót nhau, sót thai.

– Đánh giá mức độ sót nhau.

b. Xét nghiệm

– CTM, CRP, p hCG (tùy trường hợp).

III. Điều trị sót nhau – sót thai

1. Nội khoa

a. Chỉ định

– Ứ dịch lòng tử cung.

– Nghi sót nhau kích thước nhỏ (dưới 3x3cm).

b. Điều trị nội khoa sót nhau sót thai

– Oxytocine 5 đv 1-2 ống tiêm bắp x 3 ngày.

Hoặc Misoprostol 200mcg ngậm dưới lưỡi 2v x 2 lần/ngày x 2-3 ngày.

– Kháng sinh ngừa nhiễm trùng.

2. Ngoại khoa

a. Chỉ định

– Sót thai, sót nhau hay ứ dịch lòng tử cung lượng nhiều

b. Điều trị ngoại khoa sót nhau sót thai

– Hút kiểm tra buồng tử cung (Thực hiện các bước như hút thai theo yêu cầu. Nên được thực hiện bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm).

– Gửi giải phẫu bệnh mô sau hút.

– Kháng sinh điều trị.

– Thuốc tăng co hồi tử cung nếu cần.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận