[Phác đồ] Châm cứu chữa trị tĩnh mạch viêm tắc

Châm cứu chữa trịtĩnh mạch viêm tắc

(Huyết Thuyên Bế Tắc, Tĩnh Mạch Quản Viêm – Thrombo Embolie – Thrombo Embolism)

A. Đại cương

Đây là một loại bệnh ống mạch máu bị tắc nghẽn do máu đông cục lại thành khối.

Thường gặp nơi phái nam 20 – 40 tuổi.

B. Nguyên nhân

Chủ yếu do bị lạnh, hàn thấp xâm nhập vào kinh lạc làm cho khí huyết bị ứ trở không thông, gây ra bệnh. Cũng có thể do hút thuốc lá nhiều, uống rượu quá mức, hoả độc nội sinh, tình chí uất ức, khí trệ, huyết ứ, hoặc do ngoại thương làm cho khí huyết ứ trệ đều gây ra bệnh.

C. Triệu chứng

Thường bắt đầu ở một bên chân, đầu ngón chân lạnh, tê, da vùng đầu ngón trắng xanh hoặc tím, đi khập khễnh, đi một đoạn đường thì Cảm thấy cơ bắp chân tê, co thắt và đau, nghỉ ngơi thì nhẹ đi, nếu đi tiếp thì lại bị tê đau. Dần dần thì cơ, thịt bị co rút, đau. Cuối cùng ở đầu ngón chân da hóa đen, hoại tử và bong da. Đau nhức cả ngày, đêm càng đau nhiều. Người bệnh thường co gối, ôm chân hoặc thõng chân xuống. Đồng thời có Cảm giác sợ lạnh. Nếu có hoại tử hoặc viêm nhiễm thì có thể bị sốt. Lúc khám ở mu bàn chân, sau ống chân, nhượng (kheo) chân, thấy động mạch đập yếu đi hoặc không Cảm thấy. Đưa cao chi đau lên, mầu da biến thành tái xanh, khi thòng xuống thì biến thành tím hoặc hồng tím. Nếu kèm tĩnh mạch bị viêm thì ngoài da có thể có những đám sưng mầu hồng giống từng dải, ấn vào đau hoặc sờ thấy những mụn cứng. Rêu lưỡi mỏng trắng hoặc dầy nhớt, mạch thường Nhu, Tế hoặc Trầm Khẩn. Nếu có viêm nhiễm, mạch biến thành Huyền Sắc, rêu lưỡi vàng.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Hoạt huyết, thông lạc.

Chi trên: Giáp Tích Cổ 6 – Ngực 3, Khúc Trì (Đtr.11) thấu Thiếu Hải, Nội Quan (Tb.6) thấu Ngoại Quan (Ttu.5).

Chi dưới: Giáp Tích thắt lưng 1 – 3, Hạ Tiêu Du, Dương Lăng Tuyền (Đ.34) thấu Âm Lăng Tuyền (Ty.9), Huyền Chung (Đ.39) thấu Tam Âm Giao (Ty.6).

Châm kích thích mạnh, vê kim 2 – 3 phút rồi lưu kim 10 – 15 phút. Ngày châm 1 lần. 15 – 20 lần là một liệu trình.

Ngón tay ngón chân đau nhức nhiều, thêm Thượng Bát Tà và Thượng Bát Phong.

2- Cách Du (Bq.17) + Đàn Trung (Nh.17) cứu 7 phút. Chỗ huyết tắc cứu 15 phút, cứu đến khi da vùng đó ửng đỏ . Mỗi ngày 1 lần, 7 lần là một liệu trình (Tân Trung Y Tạp Chí số 32/1985).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận