Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy thường khiến trẻ kiệt sức và khó tăng cân. Theo Ths.BS Hoàng Thị Năng – Khoa Nhi (BV Đa khoa Medlatec), không ít mẹ tự làm bác sĩ điều trị cho con đã khiến bệnh kéo dài và trở nặng hơn.

Trao đổi về vấn đề này, Ths.BS Hoàng Thị Năng – Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyến cáo, sai lầm trong chăm sóc khiến trẻ tiêu chảy kéo dài cha mẹ vẫn đang làm dưới đây cần phải từ bỏ ngay để tránh gây nguy hiểm cho trẻ:

1. Dùng thuốc chống nôn, thuốc cầm đi ngoài

Thói quen này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng trẻ ngủ nhiều, không nôn, gây khỏi bệnh giả tạo, nhưng thực chất lại khiến bệnh lâu khỏi và trầm trọng hơn. Càng kéo dài càng khiến bệnh tiêu chảy trở nặng, trẻ bị mất nước nhiều và có thể tử vọng nếu không kịp thời chữa trị.

Một số mẹ còn tự ý cho trẻ uống những loại thuốc nam không rõ nguồn gốc cũng có nguy cơ cao ảnh hưởng đến gan và thận, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng trẻ.

2. Tự dùng kháng sinh có thể khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Khi trẻ bị tiêu chảy cần đưa trẻ đi khám để tìm rõ nguyên nhân. Ảnh minh họa

Đây là cách chữa sai lầm vì uống kháng sinh không đúng liều lượng có nguy cơ làm trẻ bị ngộ độc, bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Do đó, khi phát hiện trẻ bị mắc bệnh, bạn cần cho trẻ đến khám bác sĩ và uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn.

3. Kiêng ăn thịt, cá, trứng, sữa, chỉ ăn cháo trắng

Quan niệm kiêng nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và chỉ cho trẻ ăn cháo trắng vì cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ bị tiêu chảy còn yếu, không thể hấp thụ dưỡng chất sẽ chỉ khiến trẻ kiệt sức, lâu khỏi bệnh hơn. Ngược lại, khi trẻ bị tiêu chảy, những loại thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa… cần được bổ sung thường xuyên trong thực đơn hàng ngày để trẻ không bị kiệt sức vì thiếu chất. Đồng thời giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ lưu ý nên chọn thực phẩm tươi ngon và chế biến kỹ để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trẻ trong giai đoạn này.

4. Cho uống oresol không đúng nồng độ

Dung dịch oresol có tác dụng bù nước cho trẻ bị tiêu chảy nhưng việc để trẻ uống nồng độ đặc hay loãng quá đều làm trẻ mất nước nhiều, tiêu chảy kéo dài hơn. Đặc biệt, orsesol pha quá đặc sẽ khiến trẻ nạp thêm quá nhiều muối, tăng lượng muối có trong máu, khiến trẻ sốt cao, co giật, hôn mê,…

Theo Ths.BS Hoàng Thị Năng, tiêu chảy kéo dài do nhiều nguyên nhân. Bệnh có thể do nhiễm khuẩn các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, chế độ ăn… Tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của bệnh khác, không liên quan đến hệ tiêu hóa như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa… Loại tiêu chảy này thường tự khỏi khi trẻ được điều trị xong bệnh chính.

Muốn trị bệnh tiêu chảy cho trẻ đúng cần tìm rõ nguyên nhân bằng cách cho trẻ đi khám và làm các xét nghiệm phân tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, trẻ tiêu chảy đi ngoài liên tục và yếu mệt lại cộng thêm với việc chờ đợi ở những nơi khám bệnh đông đúc sẽ khiến trẻ mệt hơn, đôi khi lây chéo các bệnh tật khác. Các mẹ có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà rất tiện lợi. Chi phí của mỗi lần xét nghiệm máu và phân như vậy chỉ mất khoảng 200 – 400.000.

Lưu ý khi lấy mẫu phân làm xét nghiệm tận nhà:

Cho trẻ đi ngoài vào bô sạch, không lẫn nước tiểu (không lấy phân trong bỉm). Dùng que lấy phân (que sẵn vô khuẩn hoặc que sạch), lấy phân chỗ nghi ngờ: nhầy nhớt, lỏng, bọt, máu,… lấy 10- 15g phân vào lọ sạch đậy kín lại. Phân lấy xong bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

Cán bộ đến lấy mẫu và tiếp tục được bảo quản để chuyển về khoa Xét nghiệm. Nếu mẫu này bảo quản trong nhiệt độ lạnh có thể duy trì được 4-6 tiếng.

Gia Hân

Nguồn: giadinh.net.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận