KHỚP HÁNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG KHỚP QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CƠ THỂ
Khớp háng là khớp giữa chỏm xương đùi và ổ chảo của xương chậu. Chức năng quan trọng đầu tiên của khớp háng là nâng đỡ sức nặng của cơ thể ở cả tư thế tĩnh (đứng) lẫn động (đi lại, chạy nhảy…). Ổ chảo của xương chậu hướng xuống dưới, ra ngoài và ra sau, trong khi cổ xương đùi thì hướng lên trên, vào trong và ra trước. Góc nghiêng này giúp xương đùi hoạt động dễ dàng quanh khớp hông nhưng cũng làm cho cổ xương đùi kém vững chắc. Vì vậy, ở người già nếu bị té ngã thì nguy cơ gãy cổ xương đùi là rất lớn do kèm yếu tố loãng xương.
Khớp háng có phần bao khớp rất chắc nhưng bao xơ thì chùng, không căng nên khớp háng có được các động tác rất rộng rãi, chỉ thua khớp vai và nhờ đó mà nâng đỡ được sức nặng của cơ thể.
Các động tác của khớp háng: xoay ngoài (300 khi duỗi thẳng, 500 khi gấp), xoay trong (400), duỗi hay ưỡn (200), gấp hay cúi (1400), dạng (500), khép (300 khi duỗi, 200 khi gấp).
Nếu khớp háng bị mòn hay bị tổn thương sẽ gây đau và khó đi lại, khả năng làm việc sút kém.
PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp phẫu thuật để điều trị các bệnh lý của khớp háng sau khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Thông thường, thay khớp háng sẽ làm cho người bệnh giảm đau, vận động khớp háng sẽ được cải thiện giúp người bệnh trở lại với sinh hoạt hàng ngày.
Kỹ thuật thay khớp háng được phân biệt ra:
Thay khớp háng toàn phần | Thay khớp háng bán phần |
– Thay khớp háng bán phần: Thường được chỉ định cho những người bị gãy xương đùi trong các trường hợp như: thể lực kém, gãy xương bệnh lý, loãng xương nặng, kéo nắn không đạt yêu cầu, trật khớp một số ngày, có các bệnh trước đó như viêm khớp dạng thấp (người trẻ), hoại tử vô mạch, bệnh thần kinh…
• Thay khớp lưỡng cực: thay chỏm và cổ xương đùi cùng với thay ổ chảo nhưng phần thay cho ổ chảo không gắn chắc vào xương chậu.
CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
Bao gồm:
– Viêm tắc tĩnh mạch sâu với hình thành các cục máu đông trong lòng mạch sau mổ thay khớp. Nguyên nhân có thể do ít vận động chân bên mổ hoặc do sang thương mạch máu trong quá trình phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh nên tập dần chân bên mổ ngay sau khi tỉnh dậy với sự giúp đỡ của nhân viên y tế và có thể phải sử dụng thuốc chống đông máu khi có chỉ định.
– Nhiễm khuẩn nông vùng vết mổ hoặc nhiễm khuẩn sâu bên trong khớp. Biến chứng này có thể xảy ra sớm hoặc muộn (thường gặp sau mổ vài năm).
– Trật khớp.
– Tổn thương thần kinh tọa.
– So le chi.
– Lỏng khớp.
– Tử vong trong 30 ngày sau thay khớp
– Cứng khớp.
– Tổn thương mạch máu hoặc gãy xương
TIÊN LƯỢNG CỦA MỔ THAY KHỚP HÁNG
– 80% có kết quả tốt với cải thiện vận động và hết đau.
– Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau thay khớp hoàn toàn khoảng 0,5%.
– Sau thay khớp do gãy khớp háng, tỷ lệ tử vong trong 30 ngày là 2,4%.
– Tỷ lệ nhiễm khuẩn của mổ thay khớp háng là 1%.
– Tỷ lệ lỏng khớp 11 năm sau là 3%.
VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ THAY KHỚP HÁNG
Tập trước mổ
Nhân viên vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho bệnh nhân về các nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật, đánh giá hoạt động khớp háng, sức mạnh các cơ quanh khớp háng, vấn đề kiểm soát đau. Dựa vào những đánh giá này, nhân viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn chương trình tập trước mổ cho người bệnh, giải thích cho người bệnh hiểu về tầm quan trọng của việc tập luyện sau mổ, những thói quen sinh hoạt cần thay đổi cho phù hợp, sự cần thiết nếu phải giảm cân nặng.
Tập sau mổ
Đối với người bệnh nhân khớp háng, vận động càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả tích cực. Vì vậy, việc chăm sóc và hướng dẫn người bệnh luyện tập sau mổ rất quan trọng, góp phần làm giảm thiểu biến chứng đồng thời giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi để trở lại sinh hoạt bình thường.
Sau thay khớp phải chú ý thận trọng để tránh làm trật khớp. Trật khớp có thể xảy ra ở các tư thế như: gấp háng quá 900, xoay trong, khép háng vượt quá đường giữa. Nguyên nhân dễ gây trật khớp là do phẫu thuật làm thương tổn bao khớp, các dây chằng, các cơ cũng như do sự sai khác về kích thước giữa bộ phận ghép với các xương: kích thước chỏm xương đùi trung bình là 46 mm và của chỏm ghép chỉ 32 – 38 mm. Thông thường phải mất khoảng 6 tuần lễ thì các mô mới ổn định và phù hợp với kích thước nhỏ hơn.
Những bài tập này rất quan trọng, không chỉ giúp lưu thông tuần hoàn của chi, phòng chống tắc mạch, thuyên tắc phổi… mà còn làm tăng sức cơ và cải thiện tầm vận động của khớp. Ngày đầu tiên sau mổ, bệnh nhân có thể bắt đầu các bài tập trong phòng bệnh. Ban đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy không dễ chịu nhưng nó giúp đẩy nhanh khả năng phục hồi và làm giảm đau sau mổ. Bài tập trong mấy ngày đầu phải hết sức linh hoạt, thay đổi tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
– Giảm sưng, giảm đau khớp háng:
• Kê cao chân
– Chương trình tập:
• Nằm ngửa kéo bàn chân lên giữ lại. Sau đó, tập trung ấn đầu gối sát xuống giường.
• Nằm ngửa co chân lên xuống sao cho khớp háng và khớp gối không bị cong (nằm trên 1 đường thẳng).
• Nằm ngửa kéo chân dang ra ngoài, sau đó kéo vào (không kéo vào đến sát chân lành).
• Nằm ngửa chêm gối dưới khoeo chân, đưa thẳng chân lên.
Hướng dẫn người bệnh các cách xoay trở, ngồi dậy, chêm lót lúc nằm ngửa, nằm nghiêng, đứng dậy, tập đi…
Hướng dẫn chương trình tập ở nhà
Sau khi thay khớp háng toàn phần, người bệnh cần được bố trí và thích nghi trở lại với điều kiện sinh hoạt ở nhà hay nơi làm việc.
Cần chú ý:
• Không đứng quá lâu.
• Không xoay người bất thình lình.
• Không mang nặng.
• Không nằm nghiêng về phía chân đau.
• Nên ngồi bàn cầu cao khi đi vệ sinh.
• Cần tránh: ngồi xổm, ngồi xếp bằng, bắt chéo chân, cúi nhặt đồ rơi. Không để bàn chân xoay trong khi đứng, không ngồi hoặc nằm võng, quỳ gối.
• Khi làm việc nên sử dụng những dụng cụ trợ giúp như dùng chổi cán dài, hốt rác cán dài… để tránh cúi nhiều.
Sau phẫu thuật thay khớp háng, việc luyện tập rất quan trọng và góp phần không nhỏ vào thành công chung của phẫu thuật. Vì vậy, luyện tập đúng phương pháp sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng khớp háng, sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Sau thay khớp háng, người bệnh cần biết rằng dù chất liệu khớp nhân tạo tốt nhất cũng không bằng khớp háng bình thường. Vì vậy, trong quá trình luyện tập và sinh hoạt, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các bài tập do kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn, đặc biệt tránh các tư thế có thể gây trật khớp thì kết quả phẫu thuật mới thành công thực sự.
mẹ tôi 87 tuổi sau khi thay khớp háng việc đi lại thì được nhưng mỏi mệt lắm nhiều khi đấm bóp mà không được lại phải ngồi dậy đi. ăn cũng ít bác sĩ cho hỏi tôi phải làm sao
Chào bạn. Tuổi 87 có thể có nhiều vấn đề sức khỏe đi kèm. Nhiều khi không có bệnh lý, nhưng vì vấn đề tâm lý mà bà có những biểu hiện như vậy. Bạn nên đưa bà đến viện để bác sỹ khám lại cho bà. Thân ái
Bac si cho toi hoi.me toi 70tuoi.vua roi thay khop co xuog dui toan phan.duoc 10ngay sau mo thj xuat vjen.tjnh den gjo duoc 16ngay.moi khj tap no bj sung to.sung cạ chan phau thuat ak.jo me toi dag tap dj nhung rat dau. Cam on bac sj.
Bac si cho toi hoi.me toi 70tuoi.vua roi thay khop co xuog dui toan phan.duoc 10ngay sau mo thj xuat vjen.tjnh den gjo duoc 16ngay.moi khj tap no bj sung to.gja fjnh toi rat boi roi.bac sj tu van gjup do gja djnh toi voi ak.
Chào bạn. Không biết bạn và gia đình hướng dẫn bác gái tập ra sao. Và sau mỗi lần tập ngoài việc sưng to như bạn nói, còn có triệu chứng gì không. Và bao lâu thì triệu chứng sưng to đó hết, và làm cách nào để nó hết. Thông thường, thay khớp háng nếu không có biến chứng gì, hồi phục sẽ rất nhanh. Theo tôi bạn nên điện trực tiếp lại hỏi bác sỹ mổ cho mẹ bạn. Hoặc đưa mẹ bạn đến viện để được bs kiểm tra. Thân ái
Vang.me toi chj sung khj ngoi cho chan xuong.hoac tap dj lau.toi cug da hoi bsj djeu duong.ho noi cu tap khj bjnh thuong se het sung.nhung toi va gja djnh van so.
Thế thì không quá lo lắng bạn nhé. Tập chỉ sưng xong hết, mà không đau, hoặc không có bất thường khác, thì vẫn tập bình thường được. Thay khớp háng giúp bệnh nhân hòa nhịp lại với cuộc sống bình thường rất nhanh. Một số điểm lưu ý trong bài viết này đã khá rõ, ngoài ra bạn tham khảo thêm
https://www.chamcuutainha.com/phuc-hoi-chuc-nang-sau-phau-thuat-thay-khop-hang/
https://www.chamcuutainha.com/phong-tranh-trat-khop-hang-sau-mo-thay-khop-hang/
Xin hỏi bác sĩ.mẹ e mổ thay khớp háng đã đuợc 2,5 tháng.nay mẹ e cũng đi lại trong nhà đuợc mà không cần dùng nạng.nhưng nếu đi lại nhiều thì chân mẹ vẫn còn đau và thời gian này chân mẹ e có hiện tượng bị teo lại.xin hỏi bác sĩ chân mẹ e bị teo nguyên nhân do đâu,và có nguy hiểm ko ạ.rất mong bác sĩ tư vấn.e xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn. Chân mẹ bạn teo sau mổ thường là do tập PHCN không tốt, có thể sau mổ mẹ bạn để chân đó bất động hoặc ít vận động trong nhiều ngày. Việc tập luyện đi lại sẽ giúp mẹ bạn hồi phục tốt hơn. Bạn cũng nên đưa mẹ bạn đến viện để bác sỹ khám và kiểm tra lại cho mẹ bạn. Triệu chứng đau khi đi lại lâu có thể gợi ý một số bất thường, vì khái niệm “lâu” là bao nhiêu bạn không định lượng và mô tả được ở đây.
Một số lưu ý thêm bạn có thể xem thêm tại đây
https://www.chamcuutainha.com/phuc-hoi-chuc-nang-sau-phau-thuat-thay-khop-hang/
Tôi bị hoại tử chỏm xương đùi 2 bên, đã mổ thay 01 bên nay tròn tháng. Xin Bác sỹ cho hỏi vậy chân thứ 2 đến bao giờ thì mổ được? Xin cảm ơn !
Chào anh! Về mặt thay chỏm xương đùi do hoại tử, đây không phải là 1 cấp cứu y khoa, nên việc phẫu thuật có thể trì hoãn. Anh nên đợi chân đã phẫu thuật ổn định, khi nào anh có thể đứng dồn toàn bộ trọng lượng người lên 1 chân đó, thì anh mới nên mổ tiếp, khi đó việc tập phcn và sinh hoạt cá nhân sẽ thuận tiện nhất. Tuy nhiên, nếu anh muốn mổ sớm, anh có thể liên hệ bs phẫu thuật chỉnh hình để khám và tư vấn chi tiết. Thân ái
Da cho e hoi thay khop hang vay kho khan lau dai cua viec van dong la gi an?
Chào bạn. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết này, và bài viết chi tiết quá trình tập luyện sau https://www.chamcuutainha.com/phuc-hoi-chuc-nang-sau-phau-thuat-thay-khop-hang/
Một số lưu ý chính đối với chân phẫu thuật từ lúc sau mổ đến hết đời:
– Không gập gối đó quá 90 độ so với thân mình (không ngồi sổm, ngồi ghế thấp…)
– Không vắt chéo chân
– Không xoay trong bàn chân
– Không đưa chân đó sang bên chân lành qua đường giữa cơ thể (theo đường thẳng mũi – rốn)
Ngoài ra, phương pháp này là phương pháp điều trị hiệu quả với các trường hợp gãy cổ xương đùi, tiêu chỏm… vì bệnh nhân hồi phục và trở lại cuộc sống nhanh hơn. Thân ái