Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp
Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hai phần ba người trưởng thành sử dụng đồ uống có chứa ethanol (rượu ethyl), và lượng ethanol vừa phải dường như làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và các bệnh tim khác. Tuy nhiên, có tới 10 phần trăm người trưởng thành lạm dụng ethanol và nhiễm độc ethanol cấp tính trên toàn thế giới có liên quan đến nhiều biến chứng, bao gồm tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, giết người và tự tử. Tử vong do ngộ độc rượu vẫn là mối quan tâm chính.
Ethanol (CH 3 CH 2 OH) là một loại rượu tan trong nước, nhanh chóng đi qua màng tế bào. Hấp thu ethanol xảy ra thông qua hệ thống tiêu hóa, chủ yếu ở tá tràng và phần còn lại của ruột non (khoảng 80 phần trăm) và dạ dày (khoảng 20 phần trăm). Khi dạ dày trống rỗng, nồng độ ethanol trong máu cao nhất đạt được trong khoảng từ 30 đến 90 phút sau khi uống. Không có dữ liệu về sự hấp thụ của rượu bột có thể khác với dạng lỏng của nó, nhưng có lẽ sự hấp thụ là tương tự nhau.
Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase. Mặc dù phần lớn chuyển hóa ethanol là gan, các mô khác đóng góp. Alcohol dehydrogenase cũng nằm trong niêm mạc dạ dày. Enzyme được tìm thấy với số lượng giảm ở phụ nữ. Ít chuyển hóa lần đầu, kết hợp với khối lượng phân phối nhỏ hơn, có thể giải thích tính dễ bị tổn thương của phụ nữ đối với các biến chứng cấp tính của nhiễm độc rượu.
Ngộ độc rượu cấp có thể gây hôn mê, suy hô hấp, độ nặng và tỉ lệ tử vong lại thường liên quan đến các các tai nạn, chấn thương, tội phạm, hạ đường huyết. Ngộ độc rượu cấp làm cho bệnh nhân dễ bị chấn thương và đánh giá bệnh nhân khó hơn.
Cần loại trừ ngộ độc các rượu khác và ethylen glycol (đặc biệt methanol và ethylen glycol).
Chẩn đoán xác định
Hỏi bệnh
Có uống rượu.
Triệu chứng lâm sàng
Hơi thở có mùi rượu (có thể không thấy).
Thần kinh: biểu hiện rối loạn ý thức với nhiều mức độ khác nhau từ kích thích, rối loạn hành vi, cảm xúc đến chậm chạm, sững sờ, hôn mê.
Hô hấp: ức chế hô hấp, giảm thông khí phế nang, ứ đọng, nguy cơ bị viêm phổi do sặc.
Tim mạch: hạ huyết áp, trụy tim mạch.
Thận: có thể suy thận cấp do tiêu cơ vân.
Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.
Biến chứng
Hôn mê nhiễm toan chuyển hóa: toan ceton, toan lactic.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
Chấn thương kèm theo, cần đặc biệt chú ý chấn thương sọ não và chấn thương cột sống cổ.
Xét nghiệm
Áp lực thẩm thấu máu (ALTT): tăng (ước tính và đo trên máy).
Khoảng trống thẩm thấu = Áp lực thẩm thấu đo được – Áp lực thẩm thấu ước tính, bình thường thấp hơn 20.
Áp lực thẩm thấu ước tính = Ure + glucose + 2 x Na máu
Định lượng nồng độ ethanol trong máu hoặc hơi thở, có thể phải đồng thời tìm và định lượng nồng độ các rượu khác và glycol nếu nghi ngờ ngộ độc nhiều loại rượu và glycol cùng lúc.
Ước tính nồng độ ethanol trong máu (mg/dl) = 4,6 x khoảng trống áp lực thẩm thấu, chỉ áp dụng khi chắc chắn ngộ độc ethanol đơn thuần (không có các rượu khác hoặc glycol) và chỉ có giá trị tham khảo.
Chẩn đoán phân biệt
Với các trường hợp rối loạn ý thức do các nguyên nhân khác: tai biến mạch não, hôn mê gan,…
Ngộ độc các thuốc an thần, gây ngủ.
Ngộ độc methanol và các glycol:
+ Ngộ độc methanol và glycol: ban đầu biểu hiện giống ngộ độc ethanol, sau đó nhiễm toan chuyển hóa tăng dần (toan không phải do ceton và lactic), tổn thương thần kinh, thận, tim mạch, mù (methanol).
Xét nghiệm định lượng các chất này trong máu.
+ Xét nghiệm khí máu: nếu nhiễm toan nặng càng nghĩ đến ngộ độc methanol hoặc glycol.
+ Soi trực tiếp nước tiểu tìm tinh thể calci oxalate dehydrat hoặc calci oxalate monohydrat (ngộ độc ethylen glycol).
– Ngộ độc isopropanol (cồn lau chùi): biểu hiện giống ngộ độc ethanol nhưng thường có nôn nhiều có máu kèm chất nôn, xét nghiệm có aceton trong máu tăng.
Chẩn đoán biến chứng
Chấn thương.
Hạ đường huyết.
Tai biến mạch não.
Tiêu cơ vân, nhiễm toan ceton, rối loạn nước điện giải.
Suy hô hấp.
Xét nghiệm khác cần làm
Xét nghiệm máu: ure, glucose, creatinin; điện giải, CK; amylase, AST, ALT, …. khí máu động mạch.
Bảng. Liên quan nồng độ rượu và triệu chứng lâm sàng
Điều trị
Kiểm soát đường thở: tư thế nằm nghiêng an toàn, chống tụt lưỡi, làm sạch đờm dãi.
Đảm bảo hô hấp (oxy, bóp bóng, đặt nội khí quản tùy tình trạng hô hấp), đảm bảo tuần hoàn, ủ ấm cho bệnh nhân.
Hôn mê: kiểm soát đường thở, đãm bảo hô hấp.
Tụt huyết áp: đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, bù đủ dịch, truyền dịch, dùng thuốc vận mạch.
Thăm khám nhanh chóng để phát hiện các biến chứng.
Chống hạ đường máu: cho bệnh nhân ăn đủ, truyền glucose ưu trương kết hợp tiêm vitamin B1 200mg/ngày.
Giữ ấm cho bệnh nhân.
Điều trị các tình trạng chấn thương kết hợp.
Điều trị các biến chứng: tiêu cơ vân, suy thận, nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải.
Trường hợp bệnh nhân uống rượu không rõ nguồn gốc, rượu do người dân tự nấu, rượu lậu, rượu giả hoặc không rõ loại rượu: cần theo dõi sát lâm sàng kết hợp khoảng trống thầm thấu (nồng độ rượu nếu có thẻ) và khí máu động mạch.
+ Nếu lâm sàng cải thiện, khoảng trống thẩm thấu và khí máu binh thường thì bệnh nhân hồi phục.
+ Nếu lâm sàng chưa có gì đặc biệt ngoài các dấu hiệu của ngộ độc ethanol, khoảng trống thẩm thấu tăng nhưng khí máu còn bình thường: cần theo dõi tiếp.
+ Nếu lâm sàng có dấu hiệu nhiễm toan chuyển hóa nặng (trong khi lactat và ceton chỉ tăng nhẹ hoặc không tăng), bất thường về nhìn (nhìn mờ) hoặc tổn thương các cơ quan (đặc biệt thần kinh, thận, tim mạch) thì cần nghĩ tới ngộ độc các rượu khác (đặc biệt methanol) và glycol. Lọc máu (HD) rất hữu ích trong trường hợp này.
Phòng bệnh
Giải thích, giáo dục cho bệnh nhân và gia đình về tác hại của rượu, đo lactat, công thức máu, đông máu, Xquang tim phổi.
Tổng phân tích nước tiểu, ceton niệu.
Xét nghiệm khác: chụp CT scan sọ não, siêu âm bụng, điện tim.
Các xét nghiệm khác quyết định tùy thuộc theo lâm sàng.
Series bài viết: Phác đồ điều trị nội khoa