Loét bàn chân do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa


Loét bàn chân do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Do sự kết hợp của nhiều yếu tố như biến chứng thần kinh, mạch máu làm giảm tưới máu, chậm liền vết thương, tăng áp lực quá mức vùng bàn chân, chấn thương, nhiễm trùng

Đại cương

Tỉ lệ hiện mắc loét bàn chân do đái tháo đường từ 4 – 10%, khoảng 15- 25% bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị loét bàn chân trong suốt thời gian mắc bệnh.

Loét bàn chân là một trong số các nguyên nhân chính khiến bệnh nhân nhập viện, cắt cụt chi, làm tăng chi phí điều trị…

Nguyên nhân

Do sự kết hợp của nhiều yếu tố như biến chứng thần kinh (vận động, cảm giác, tự động), biến chứng mạch máu làm giảm tưới máu, chậm liền vết thương, tăng áp lực quá mức vùng bàn chân (bàn chân Charcot), chấn thương, nhiễm trùng…

Điều trị

Kiểm soát tốt đường huyết phối hợp với điều trị nhiễm khuẩn, điều trị thiếu máu.

Viêm mô tế bào mức độ nhẹ: nghỉ ngơi, nâng cao chân, sử dụng kháng sinh đường uống như: oxacillin, cephalosporin thế hệ 1, amocillin/clavulanat, clindamycin.

Viêm mô tế bào mức độ nặng: cần nhập viện, sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch như cephalosporin thế hệ 3, clindamycin, oxacillin, vancomycin,…

Điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu theo phác đồ.

Chăm sóc tại chỗ vết loét bàn chân: cắt lọc, thay băng hàng ngày.

Phòng bệnh

Giáo dục cho bệnh nhân cách bảo vệ bàn chân: kiểm tra chân hàng ngày, chọn giày dép bảo vệ bàn chân, dùng kem dưỡng ẩm để tránh khô da.

Phát hiện sớm các bàn chân có nguy cơ loét và điều trị như loại bỏ chai chân, ngón chân hình búa và các biến dạng khác, các tổn thương mô mềm.

Series bài viết: Phác đồ điều trị nội khoa

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận