Khúc cốt: Vị trí, tác dụng điều trị | Mạch nhâm

Khúc cốt

Tên Huyệt:

Huyệt ở xương (cốt) mu, có hình dạng cong (khúc), vì vậy gọi là Khúc Cốt.

Tên Khác:

Hồi Cốt, Khuất Cốt, Niệu Bao.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 2 của mạch Nhâm.

+ Huyệt Hội của mạch Nhâm và kinh Túc Quyết Âm Can.

+ Huyệt Hội của kinh Túc Quyết Âm Can và mạch Âm Kiều.

+ Huyệt Hội của các kinh cân – cơ của 3 kinh âm ở chân.

Vị Trí:

Ở trên xương mu, dưới huyệt Trung cực 1 thốn hoặc chỗ lõm ngay chính giữa bờ trên xương mu.

Giải Phẫu:

Huyệt ở trên đường trắng giữa bụng, giữa nền và trụ của đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Vào sâu là ổ bụng dưới, có đáy bàng quang khi rỗng, đáy của tử cung khi không có thai.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.

Chủ Trị:

Trị bàng quang viêm, dịch hoàn viêm, rử cung sa, kinh nguyệt không đều, tiểu khó, tiểu bí.

Phối Huyệt:

1. Phối Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Thiên Xu (Vi.25) trị xích bạch đới (Châm Cứu Tập Thành).

2. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Lãi Câu (C.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị âm hành đột nhiên cương lên khác thường (Châm Cứu Học Thủ Sách)

Châm Cứu:

Châm thẳng sâu 0, 3 – 1, 5 thốn. Cứu 10 – 45 phút.

Ghi Chú:

Trước khi châm, bảo người bệnh đi tiểu để tránh châm vào bàng quang.

Bí tiểu không châm sâu.

Có thai không châm sâu.

Xem thêm: Các huyệt trên Mạch nhâm

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận