Huyệt Uyên Dịch: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thiếu dương đởm

Uyên Dịch

Tên Huyệt:

Huyệt ở chỗ lõm (uyên) ở dưới nách (dịch) vì vậy gọi là Uyên Dịch.

Tên Khác:

Dịch Môn, Tuyền Dịch.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Ung Thư’ (Linh khu.81).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 22 của kinh Đởm.

Huyệt giao hội 3 kinh Cân Âm ở tay, nơi nhập của kinh Biệt Tâm, Phế, Tâm bào.

Vị Trí huyệt:

Dưới nếp nách trước 3 thốn, ở khoảng gian sườn 4, bờ trước cơ lưng to.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ trước cơ lưng to, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 4, phổi.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 4. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.

Chủ Trị:

Trị màng ngực viêm, thần kinh gian sườn đau, hạch nách sưng.

Phối Huyệt:

1. Phối Chương Môn (C.13) + Chi Câu (Tam tiêu.6) trị nhọt ở cổ – mã đao, sưng loét (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Ngoại Quan (Tam tiêu.5) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị nhọt ở nách (Loại Kinh Đồ Dực).

3. Phối Chí Âm (Bàng quang.67) + Cư Liêu (Đ.29) + Triếp Cân (Đ.23) trị thần kinh gian sườn đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm xiên 0, 5 – 0, 8 thốn – Ôn cứu 3-5 phút.

Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

Tham Khảo:

“Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ ghi: “Nhọt phát ra ở nách, sốt cao, châm túc Thiếu Dương (Uyên Dịch, Triếp Cân), 5 nốt…”(Tố vấn 28, 51).

“Khi cánh tay rất đau nhức hoặc khi có cảm giác phong khí xâm phạm ngực (gây chướng ngại, đau âm ỉ, đè nén) pHải châm Tả Uyên Dịch. Khi Tả huyệt này có thể làm ngất do đột nhiên mất khí ở phần Vệ, pHải bổ ngay Túc Tam Lý là huyệt Hợp của kinh Vị, nhờ Vệ khí do huyệt tạo ra (Biển Thước Tâm Thư ).

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thiếu dương đởm

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận