Huyệt Tứ Bạch: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Tứ Bạch

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt có tác dụng làm cho mắt sáng lóe ra 4 góc, vì vậy gọi là Tứ Bạch (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Ngay giữa mi dưới thẳng xuống 1 thốn, chỗ lõm dưới hố mắt, bờ dưới cơ vòng mi.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 2 của Kinh Vị.

• Huyệt giao hội của 3 kinh Cân Dương ở chân.

TÁC DỤNG

Khu phong, minh mục, sơ Can, lợi Đởm.

CHỦ TRỊ

Trị liệt mặt, thần kinh mặt co rút, đầu đau, giun chui ống mật.

CHÂM CỨU

Châm thẳng hoặc xiên. Trị thần kinh tam thoa đau, có thể châm xiên từ dưới hướng ra phía ngoài, lên trên, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Không cứu.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là bờ dưới cơ vòng mi (phần ổ mắt), trên chỗ bám của cơ gò má (một cơ thuộc cơ vuông môi trên), chỗ tiếp khớp của xương gò má với xương hàm trên.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số V. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Trử (Bq.11) trị chóng mặt, đầu đau (Tư Sinh Kinh).

2.Phối Dương Bạch (Đ.14) + Địa Thương (Vi.4) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị liệt mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

3.Phối Đởm Nang (huyệt) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thiên Xu (Vi.25) trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4.Phối Dương Bạch (Đ.14) + Địa Thương (Vi.4) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị mặt sưng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

5.Phối Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) trị thần kinh tam thoa đau (Tân Châm Cứu Học).

GHI CHÚ

• Không nên châm sâu quá, có thể chui vào hố mắt làm tổn thương tới nhãn cầu.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận