Huyệt Trung Đình: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Trung Đình

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Trung = ở giữa. Đình = cái sân. Huyệt ở bên dưới huyệt Đản Trung, bên trong có tạng Tâm, được coi như cung đình. Vùng ngực được coi như sân đình. Huyệt ở giữa cung đình và sân đình, vì vậy gọi là Trung Đình (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Chỗ 2 bờ sườn gặp nhau thành một góc nhọn (nơi người không có mũi ức), trên đường dọc giữa xương ức.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 16 của mạch Nhâm.

TÁC DỤNG

Khoan hung, lý khí, giáng nghịch, hoà trung.

CHỦ TRỊ

Trị ngực tức, ợ, nấc.

CHÂM CỨU

Châm luồn kim dưới da hướng về phía bụng, sâu 0,3 – 1 thốn. Cứu 5 – 15 phút.

GIẢI PHẪU

• Huyệt ở trước khớp thân xương ức và mũi ức hoặc góc 2 bờ sườn gặp nhau. Có gân cơ ngực to (bó ức và bó các cơ thẳng to), cân cơ thẳng to bám vào xương.

• Thần kinh vận động cơ do đám rối thần kinh nách và các dây thần kinh gian sườn. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Trung Phủ (P.1) trị nghẹn, ăn không xuống, nôn không được (Tư Sinh Kinh).

2.Phối Du Phủ (Th.27) + Ý Xá (Bq.49) trị nôn mửa (Tư Sinh Kinh).

GHI CHÚ

• Xương ức rất mềm, nhất là trẻ nhỏ, vì vậy khi châm không được để kim thẳng góc với mặt da vì có thể xuyên qua xương vào bên trong. Châm vào xương sẽ gây cảm giác đau buốt.

THAM KHẢO

• “Trẻ nhỏ nôn sữa: cứu Trung Đình” (Sa Kinh Hợp Bích).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận