Huyệt tố liêu: Vị trí, tác dụng điều trị | Mạch đốc

TỐ LIÊU

Tên Huyệt:

Tố = sắc trắng; Liêu = khe huyệt. Huyệt ở chỗ không có khe huyệt gì cả, vì vậy gọi là Tố Liêu (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Chuẩn Đầu, Diện Chính, Diện Vương, Tỷ Chuẩn, Tỷ Tiêm, Tỵ Chuẩn, Tỵ Tiêm.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 25 của mạch Đốc.

Vị Trí:

Ở cuối (chỗ đầu nhọn) của sống mũi.

Giải Phẫu:

Dưới da là ngành ngang sụn cánh mũi, chỗ tiếp khớp của góc dưới-trước sụn lá mía và sụn cánh mũi.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh sọ não số V.

Tác Dụng:

Thăng dương, cứu nghịch, khai khiếu, thanh nhiệt.

Chủ Trị:

Trị mũi nghẹt, mũi chảy máu, mũi viêm, thịt dư ở mũi.

Phối Huyệt:

1. Phối Nội Quan (Tâm bào.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngất (Châm Cứu Học Giản Biên).

2. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Nhân Trung (Đốc.26) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Trung Xung (Tâm bào.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngất (Châm Cứu Học Thượng Hải).

3. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nghênh Hương (Đại trường.20) trị mũi đo? (T tra tư?u) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nghênh Hương (Đại trường.20) trị thịt dư ở mũi (Châm Cứu Học Thượng Hải).

5. Phối Hưng Phấn + Nội Quan (Tâm bào.6) trị nhịp tim chậm, huyết áp thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6. Phối Nghênh Hương (Đại trường.20) + Thượng Tinh (Đốc.23) trị mũi chảy máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Nội Quan (Tâm bào.6) để cấp cứu sau khi bị điện giật (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Châm Cứu:

Châm thẳng sâu 0, 1 – 0, 2 thốn. Không cứu. Có thể châm xiên mũi kim từ chóp mũi chếch lên trên sâu 0, 5 – 1 thốn.

Ghi Chú: Châm đắc khí, có cảm giác tê đau hướng lên gốc mũi, vùng xoang mũi.

Xem thêm: Các huyệt trên Mạch đốc

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận