Huyệt Tiền Cốc: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Tiền Cốc

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở phía trước (tiền) xương cuối ngón tay út (xương cao như cái hang = cốc) vì vậy gọi là Tiền Cốc.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

VỊ TRÍ

Huyệt ở chỗ lõm nơi khớp xương ngón tay thứ 5 về phía xương trụ, khi nắm tay lại huyệt ở trước lằn chỉ tay ngón út và bàn, nơi tiếp giáp da gan và mu tay.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 2 của kinh Tiểu Trường.

• Huyệt Vinh của kinh Tiểu Trường, thuộc hành Thủy.

TÁC DỤNG

Sơ phong, giải nhiệt, tiêu thũng.

CHỦ TRỊ

Trị cánh tay đau, ngón tay tê, mắt đau, tai ù, sốt cao, tiểu nóng đỏ.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là chỗ bám của cơ dạng ngón thứ 5 và cơ gấp ngắn ngón 5, bờ trong đầu trên đốt thứ nhất xương ngón 5.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Kinh Cốt (Bq.64) trị mắt có màng trắng (Thiên Kim Phương).

2.Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Trung Phong (C.4) trị họng sưng không nuốt được (Thiên Kim Phương).

3.Phối Dương Khê (Đtr.5) + Hậu Khê (Ttr.3) trị cánh tay sưng, khuỷu tay co rút (Thiên Kim Phương).

4.Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Thiên Lịch (Đtr.6) trị tai ù (Tư Sinh Kinh).

5.Phối Ngân Giao (Đc.28) trị mũi nghẹt (Tư Sinh Kinh).

6.Phối Ủy Trung (Bq.40) trị tiểu khó, tiểu gắt (Tư Sinh Kinh).

THAM KHẢO

• “Sau khi sinh không có sữa: dùng Tiền Cốc” (Thần Cứu Kinh Luân).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận