Huyệt Thúc Cốt: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Thúc Cốt

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Gốc khớp xương ngón thứ 5 gọi là Thúc cốt. Huyệt ở phía ngoài sau khớp ngón chân thứ 5, lấy khớp xương đặt tên, vì vậy gọi là Thúc Cốt (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Thích Cốt.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

VỊ TRÍ

Ở chỗ lõm phía sau đầu nhỏ của xương bàn chân 5, nơi tiếp giáp da gan chân – mu chân.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 65 của kinh Bàng Quang.

• Huyệt Du của kinh Bàng Quang, thuộc hành Mộc.

• Huyệt Tả của kinh Bàng Quang.

TÁC DỤNG

Sơ phong, tán tà, thanh nhiệt, giải độc, thư cân, hoạt lạc.

CHỦ TRỊ

Đầu đau, chóng mặt, phía ngoài bàn chân đau, động kinh.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ dạng ngón chân thứ 5, đầu trước xương bàn chân 5.

• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Phi Dương (Bq.58) + Thừa cân (Bq.56) trị thắt lưng đau (Thiên Kim Phương).

2.Phối Kinh Cốt (Bq.64) trị khóe mắt trong lở loét (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Ế Phong (Ttu.17) + Thượng Quan (Đ.3) + Hậu Khê (Ttr.3) + Lư Tức trị tai ù (Tư Sinh Kinh).

4.Phối Chi Câu (Ttu.6) + Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Ủy Trung (Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).

5.Phối Thiên Trụ (Bq.10) trị cổ gáy cứng đau, sợ gió (Bách Chứng Phú).

6.Phối Tam Lý (Vi.36) trị gáy sưng đau, lưng khó xoay trở (Châm Cứu Tụ Anh).

7.Phối Đại Chùy (Đc.14) trị gáy cứng, sợ lạnh (Châm Cứu Tụ Anh).

8.Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hạ Liêu (Bq.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Ủy Trung (Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do khí (Y Học Cương Mục).

9.Phối Đại Trường Du (Bq.24) + cứu Thông Cốc (Bq.66) 100 tráng trị chứng đồi sán (Thần Cứu Kinh Luân).

10.Phối Chí Âm (Bq.67) + Côn Lôn (Bq.60) + Thông Cốc (Bq.66) + Ủy Trung (Bq.40) trị mụn nhọt ở vùng lưng (Ngoại Khoa Lý Lệ).

THAM KHẢO

• Thiên Ngũ Loạn ghi: “Nếu tà khí ở đầu, dùng huyệt Thiên Trụ (Bq.10) + Đại Trữ (Bq.11) nếu không bớt, thêm huyệt Huỳnh và Du của kinh túc Thái dương [Thông Cốc (Bq.66), Thúc Cốt (Bq.65)” (Linh Khu 34, 19).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận