Huyệt Thiên Dung: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thái dương bàng quang

Thiên Dung

Tên Huyệt:

Thiên chỉ vùng đầu; Dung = dung nhan. Người xưa khi trang điểm thường chú ý đến vòng đeo tai. Huyệt có tác dụng trị tai ù, tai điếc, vì vậy gọi là Thiên Dung (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 17 của kinh Tiểu Trường.

Huyệt nhận mạch phụ của chính kinh Đởm.

Vị Trí huyệt:

ở phía sau góc xương hàm dưới, bờ trước cơ ức – đòn – chũm, phía dưới cơ hai thân.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ trước cơ ức-đòn-chũm, bờ sau của góc xương hàm dưới, phía dưới cơ 2 thân.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, dây thần kinh sọ não số XI.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2 hoặc C3.

Chủ Trị:

Trị tai ù, điếc, họng đau, amydale viêm, mất tiếng nói.

Phối Huyệt:

1. Phối Bỉnh Phong (Tiểu trường.12) trị vai đau, không thể giơ tay lên được (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Chi Chánh (Tiểu trường.7) + Giác Tôn (Tam tiêu.20) + Tiền Cốc (Tiểu trường.2) + Uyển Cốt (Tiểu trường.4) trị cổ gáy đau không thể xoay được (Thiên Kim Phương).

3. Phối Thính Cung (Tiểu trường.19) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Tam tiêu.3) trị tai ù, tai kêu như ve (Thiên Kim Phương).

4. Phối Khí Xá (Vị 11) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Phách Hộ (Bàng quang.42) + Phù Đột (Đại trường.18) + Y Lung trị ho, suyễn (Thiên Kim Phương ).

5. Phối Dương Khê (Đại trường.5) trị ngực tức, khó thở (Tư Sinh Kinh).

6. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị amydale viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thiên Trụ (Bàng quang.12) trị họng viêm, thanh quản viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

8. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Thiếu Thương (Phế 11) trị amydale viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng, hướng mũi kim tới phía gốc (cuống) lưỡi, sâu 1 – 1, 5 thốn – Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Dương khí đại nghịch lên trên, tích đầy trong lồng ngực, làm cho ngực bị ứ đầy vì khí phẫn uất, phải co vai lại để thở, tông khí trong lồng ngực lại nghịch lên trên, phát suyễn thở nghe khò khè, chỉ ngồi gục xuống chứ không thể nằm yên, trong lúc phát bệnh, người bệnh lại sợ bụi bặm và khói như đang bị nghẹn cổ không thở được, khi nói đến phép châm Chấn Ai tức là phép chữa phải thật nhanh như là quét dọn cho sạch bụi bặm..

Hoàng Đế hỏi: “Đúng vậy ! Ta nên thủ huyệt nào để châm trị ? – Kỳ Bá đáp: ”Nên thủ huyệt Thiên Dung” (Linh khu 75, 12) và “Châm huyệt Thiên Dung không nên quá hơn 1 khoảng thời gian người đi 1 dặm “(Linh khu 75, 16).

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thái dương bàng quang

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận