Huyệt Thiên Đỉnh: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Thiên Đỉnh

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Thiên = vùng bên trên; Đỉnh = cái vạc có 3 chân. Huyệt này hợp với huyệt Khuyết Bồn (Vi 12) và Khí Xá (Vi 11), tạo thành 3 góc, giống cái vạc 3 chân, vì vậy gọi là Thiên Đỉnh (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Thiên Đảnh, Thiên Đính.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Nơi gặp nhau của bờ sau bó đòn cơ ức – đòn chũm và đường ngang qua giữa cổ, cách tuyến giáp 3 thốn.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 17 của kinh Đại Trường.

TÁC DỤNG

Thanh Phế khí.

CHỦ TRỊ

Trị họng viêm, amidal viêm, lao hạch.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ bám da cổ, bờ sau cơ ức – đòn – chũm, các cơ bậc thang.

• Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh cơ da cổ, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của đám rối cổ sâu. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Khí Xá (Vi 11) trị họng sưng đau, ăn uống không được (Thiên Kim Phương).

2.Phối Khí Xá (Vi 11) + Cách Du (Bq 17) trị họng viêm (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Gian Sử (Tb.5) trị mất tiếng (Châm Cứu Tụ Anh).

4.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thừa Tương (Nh 24) + Thái Khê (Th.3) trị thanh đới bị liệt giai đoạn 1 (Châm Cứu Học Thượng Hải).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận