HUYỆT: Thần Đạo
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Thần = tâm thần. Huyệt ở 2 bên huyệt Tâm Du, được coi như cửa (đường dẫn vào = đạo) của Tâm, vì vậy gọi là Tâm Du (Trung Y Cương Mục).
TÊN KHÁC
Tạng Du, Xung Đạo
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
VỊ TRÍ
Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 5.
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 11 của mạch Đốc.
• Nơi tiếp nhận khí của kinh cân – cơ của Tỳ (bằng đường nối phía trong).
TÁC DỤNG
Trấn kinh, tức phong, ninh tâm, an thần, khứ phong, chỉ thống.
CHỦ TRỊ
Trị lưng đau cứng, sợ hãi, hồi hộp, hay quên, ho, trẻ hay co giật, sốt kèm sợ lạnh.
CHÂM CỨU
Châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 5 – 6, sâu 0,3 – 1 thốn. Cứu 10 – 15 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là gân cơ thang, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Quan Nguyên (Nh 4) trị người sốt, đầu đau, lúc nóng lúc lạnh (Thiên Kim Phương).
2.Phối Thiếu Hải (Tm.3) trị nóng lạnh (Tư Sinh Kinh).
3.Phối Cao Hoang Du (Bq 43) + Liệt Khuyết (P.7) + U Môn (Th.21) trị hay quên (Tư Sinh Kinh).
4.Phối Tâm Du (Bq 15) trị động kinh [phong giản] (Bách Chứng Phú).
GHI CHÚ
• Châm huyệt này, nếu lỡ ngộ châm sinh ra hôn mê như chết, dùng huyệt Trường Cường (Đc 1) để giải: châm sâu 1,5 thốn, kích thích mạnh (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
THAM KHẢO
• Thiên Thích Ngược ghi “Chứng phong ngược, khi bệnh phát thì ra mồ hôi và sợ gió, châm ra máu ở 3 kinh dương và Bối du [Thần Đạo] (Tố Vấn 36,15).