HUYỆT: Tam Dương Lạc
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Huyệt là nơi lạc mạch của 3 đường kinh Dương ở tay giao hội, vì vậy gọi là Tam DươngLạc (Trung Y Cương Mục).
TÊN KHÁC
Quá Môn, Thông Gian, Thông Môn, Thông Quan.
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
VỊ TRÍ
Trên lằn cổ tay 4 thốn, khe giữa xương quay và trụ, ở mặt sau cẳng tay.
ĐẶC TÍNH
Huyệt thứ 8 của kinh Tam Tiêu.
TÁC DỤNG
Khai khiếu, thông lạc.
CHỦ TRỊ
Trị cánh tay đau, điếc, mất tiếng nói.
CHÂM CỨU
Châm thẳng 0,8 – 1,2 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là khe giữa cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay út, giữa chỗ bám của cơ duỗi dài riêng và cơ duỗi ngắn riêng ngón tay cái ở trên màng gian cốt.
• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Chi Câu (Ttu 6) + Thông Cốc (Bq 66) trị mất tiếng đột ngột (Tư Sinh Kinh).
2.Phối Dịch Môn (Ttu 2) trị tai điếc đột ngột (Tư Sinh Kinh).
3.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty 9) + Khúc Trì (Đtr 11) + Kiên Tỉnh (Đ 21) + Thiên Tỉnh 4. Phối Phong Trì (Đ 20) trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
GHI CHÚ
• (Ttu 10) trị loa lịch, lao hạch (Châm Cứu Đại Thành). Phối Phong Trì (Đ 20) trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Nếu ngộ châm gây ra nôn mửa, tiêu chảy, mạch nhảy loạn nhịp, dùng huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) hoặc Tam Âm Giao (Ty 6) để giải cứu. Châm 2 huyệt giải này cần vê kim nhiều lần để gây đắc khí, đồng thời lay động, kích thích cán kim khoảng 20 phút là được (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).