Huyệt Ốc Ế: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Ốc Ế

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Vú giống như cái nhà (ốc); Ế chỉ giống như cái màn (ế) che nhà. Huyệt ở vùng ngực trên, giống hình cái màn che nhà, vì vậy gọi là Ốc Ế (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Ở khoảng gian sườn 2, trên đường thẳng qua đầu ngực, cách đường giữa ngực 4 thốn (ngang h.Tử Cung – Nh.19), nơi cơ ngực to, bờ trên cơ ngực bé.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 15 của kinh Vị.

CHỦ TRỊ

Trị suyễn, khí quản viêm, thần kinh liên sườn đau.

CHÂM CỨU

Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ ngực to, bờ trên cơ ngực bé, các cơ gian sườn 2, bờ trên xương sườn 3, trong sâu có phổi.

• Thần kinh vận động cơ là nhánh cơ ngực to, nhánh cơ ngực bé của đám rối thần kinh nách, dây thần kinh gian sườn 2. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Chí Âm (Bq 67) trị đau mà ngứa (Bách Chứng Phú).

2.Phối Đại Chùy (Đc.14) + Đản Trung (Nh 17) + Phế Du (Bq 13) + Xích Trạch (P.5) trị ho, suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).

3.Phối Đàn Trung (Nh 17) + Nội Quan (Tb.6) trị hồi hộp, tim đập nhanh (Châm Cứu Học Thượng Hải).

GHI CHÚ

• Không châm sâu quá, có thể đụng phổi.

THAM KHẢO

• “Cơ thể phù, cơ thể lở loét, cơ thể mất cảm giác: dùng huyệt Ốc Ế làm chủ” (Giáp Ất Kinh).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận