Huyệt Nhu Hội: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh thủ thiếu dương tam tiêu

Nhu Hội

Tên Huyệt:

Phần trên cánh tay gọi là Nhu. Huyệt là nơi hội của kinh Tam Tiêu và mạch Dương kiều, vì vậy gọi là Nhu Hội (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Nhu Khiếu.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 13 của kinh Tam Tiêu.

Hội của Tam Tiêu (kinh) và mạch Dương Kiều.

Vị Trí huyệt:

Ngay dưới mỏm vai 3 thốn, nằm ở bờ sau cơ delta.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ sau-dưới của cơ Delta, khe giữa phần dài và phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay, xương cánh tay.

Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ và các nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.

Chủ Trị:

Trị vai và cánh tay đau, khớp xương vai sưng đau, các bệnh về mắt.

Phối Huyệt:

1. Phối Thiên Song (Tiểu trường.16) trị anh khí [bướu cổ] (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Thân Mạch (Bàng quang.62) trị điên, hụt hơi (Thiên Kim Phương).

3. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Trữu Liêu (Đại trường.12) + Uyển Cốt (Tiểu trường.4) trị khớp khuỷ tay đau, cánh tay sưng đau, nách đau (Thiên Kim Phương).

4. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thiên Dung (Tiểu trường.17) + Thiên Đỉnh (Đại trường.17) + Thiên Đột (Nh.22) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị bướu cổ (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 0, 8 – 1, 2 thốn. Cứu 3 – 7 tráng – Ôn cứu 5 – 15 phút.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh thủ thiếu dương tam tiêu

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận