Huyệt Nhu Du: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh thủ thái dương tiểu trường

Nhu Du

Tên Huyệt:

Huyệt có tác dụng kích thích (rót vào = du) vùng thịt mềm (nhu) ở bả vai, vì vậy gọi là Nhu Du.

Tên Khác:

Nhu Giao, Nhu Huyệt.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 10 của kinh Tiểu Trường.

Huyệt hội với Mạch Dương Duy và Mạch Dương Kiều.

Vị Trí huyệt:

Huyệt ở phía sau lưng, chỗ lõm nơi đầu xương giáp vai hoặc là nơi gặp nhau của đường nếp nách sau kéo dài và chỗ lõm dưới sống vai.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ Delta, cơ dưới gai và cơ trên gai, bờ dưới gai, sống gai.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây mũ và dây trên gai.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

Chủ Trị:

Trị khớp vai và cánh tay đau hoặc viêm, liệt 1/2 người, huyết áp cao.

Phối Huyệt:

1. Phối Kiên Ngung (Đại trường.15) + Kiên Trinh (Tiểu trường.9) + Cảnh Tý trị chi trên liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

2. Phối Cự Cốt (Đại trường.16) + Kiên Ngung (Đại trường.15) + Kiên Trinh (Tiểu trường.9) trị vai đau yếu, cử động khó khăn (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng, mũi kim hơi hướng về phía trước, sâu 1 – 1, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 20 phút.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh thủ thái dương tiểu trường

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận