Huyệt Ngoại Khâu: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thiếu dương đởm

Ngoại Khâu

Tên Huyệt:

Huyệt ở mặt ngoài cẳng chân, chỗ có hình dạng giống gò đất, vì vậy gọi là Ngoại Khâu (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Ngoại Kheo, Ngoại Khưu.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 36 của kinh Đởm.

Huyệt Khích của kinh Đởm.

Vị Trí huyệt:

Trên mắt cá chân 7 thốn, phía sau huyệt Dương Giao, đo ngang ra 1 thốn, ở bờ sau xương mác, khe giữa cơ mác bên đùi và cơ dép.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa các cơ mác bên dài và cơ dép, xương mác.

Thần kinhss vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Chủ Trị:

Trị cẳng chân đau, cơ bắp chân bị co rút, động kinh, bị chó cắn.

Phối Huyệt:

Phối Bộc Tham (Bàng quang.61) + Thương Khâu (Tỳ 5) trị khớp chân viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 1 – 1, 5 thốn – Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thiếu dương đởm

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận