Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Liêm Tuyền

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Liêm = góc nhọn, ở đây chỉ xương đỉnh của họng, lưỡi. Huyệt nằm trên chỗ lõm, giống hình con suối (tuyền), vì vậy gọi là Liêm Tuyền (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Bản Trì, Bổn Trì, Hầu Trung, Thiệt Bản, Thiệt Bổn.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu 0,2 thốn (Ngước đầu lên để tìm huyệt).

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 23 của mạch Nhâm.

• Hội của mạch Nhâm và Âm Duy.

• Hội của khí của kinh Thận.

TÁC DỤNG

Lợi cuống hầu, trừ đờm khí, thanh hỏa nghịch.

CHỦ TRỊ

Trị lưỡi rụt, lưỡi cứng, lưỡi mềm nhão, thở khó, nuốt khó, chảy nước miếng, họng viêm, amidal viêm, câm, mất tiếng.

CHÂM CỨU

• Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng ngược lên cuống lưỡi, sâu 0,2 – 1 thốn. Cứu 5 – 10 phút.

• Châm thẳng trị bệnh ở họng.

• Châm hướng về phía dưới cuống lưỡi, châm vào cơ lưỡi, trị lưỡi sưng, lưỡi cứng như gỗ, lưỡi lở loét.

• Châm xiên hướng về 2 bên phải và trái hoặc châm hướng về phía hạch hàm, dưới tai, trong tai, tuyến mang tai, trị chứng amydale (hầu nga), tai ù, điếc, tuyến mang tai viêm (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

GIẢI PHẪU

• Huyệt ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng. Từ nông vào sâu có cơ ức – đòn – móng, cơ giáp móng, sau cơ là thanh quản, thực quản.

• Thần kinh vận động cơ do các nhánh của đám rối cổ sâu và dây thần kinh sọ não số XII. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Âm Cốc (Th.10) + Nhiên Cốc (Th.2) trị dưới lưỡi sưng, khó nói (Thiên Kim Phương).

2.Phối Kim Tân + Ngọc Dịch + Phong Phủ (Đc.16) trị lưỡi cứng, nói khó (Châm Cứu Đại Thành).

3.Phối Trung Xung (Tb.9) trị dưới lưỡi sưng đau (Bách Chứng Phú).

GHI CHÚ

• Không châm thẳng vì kim có thể xuyên qua thanh quản gây ho.

THAM KHẢO

• Theo thiên Trướng Luận (Linh Khu 35): Huyệt Liêm Tuyền và Ngọc Anh (Ngọc Đường) là con đường đi của tân dịch, vì thế đây là những huyệt đặc hiệu để trị chứng khát. Theo thiên Khí Phủ Luận (Tố Vấn 59): Khí của kinh túc Thiếu Âm Thận và túc Quyết âm Can lộ ra ở 2 huyệt rất quan trọng là huyệt Liêm Tuyền và Đại Đôn. Đây là những huyệt nối khí Âm với khí Dương. “Huyệt Liêm Tuyền và Á Môn (Đc.15) có tác dụng khác nhau: cả 2 huyệt đều liên hệ với cuống lưỡi: một ở phía trước và một ở phía sau. Cả 2 đều được dùng trị câm, mất tiếng. Tuy nhiên, Liêm Tuyền dùng thông lạc ở lưỡi, bổ ích cho gốc lưỡi, thiên về trị bệnh câm, không nói được do gốc tại lưỡi bệnh. Á Môn có tác dụng khai âm khiếu, ích não, tăng âm. Thiên về trị câm, không nói được do bệnh của não [di chứng não…] (Du Huyệt Công Năng Giám Biệt). “Huyệt Liêm Tuyền và Thiên Đột có công dụng khác nhau: Liêm Tuyền thiên về trị bệnh ở họng, lưỡi, có tác dụng thanh lợi yết hầu, thông điều lạc của lưỡi. Nếu tả nhiều không làm tổn thương chính khí. Huyệt Thiên Đột thiên về trị bệnh ở khí quản, ở Phế, có tác dụng thông lợi khí quản, giáng đờm, tuyên Phế. Nếu tả nhiều có thể làm tổn thương chính khí (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận