HUYỆT: Kiên Tỉnh
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
• Kiên = vai. Tỉnh = cái giếng.
• Huyệt ở trên vai, dưới nó là khoang ngực, trống và sâu như cái giếng, vì vậy gọi là Kiên Tỉnh (Trung Y Cương Mục).
TÊN KHÁC
Bác Tỉnh.
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
VỊ TRÍ
• Tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực với đường ngang nối huyệt Đại Chùy (Đc 14) và điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn, ấn vào có cảm giác ê tức. Hoặc đứng thẳng, dùng tay áp vào ngực, với sang bả vai phía đối diện, làm sao cho bàn tay úp vào vùng vai – cơ thang, đầu ngón tay giữa chạm vào vùng vai chỗ nào, đó là huyệt.
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 21 của kinh Đởm.
• Huyệt hội với Dương Duy Mạch, kinh Chính Vị và Tam Tiêu.
TÁC DỤNG
Thư kinh, hoạt lạc, điều lý khí huyết, khứ phong thấp, lợi quan tiết.
CHỦ TRỊ
Trị vai lưng đau, cổ gáy cứng, tuyến vú viêm, rong kinh cơ năng, lao hạch cổ, bại liệt do trúng phong.
CHÂM CỨU
Châm thẳng 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là cơ thang, cơ trên sống và cơ góc.
• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh dây thần kinh cổ 2, nhánh của dây thần kinh trên vai. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Quan Xung (Ttu 1) trị nóng lạnh làm cho khí đưa lên không nằm được (Thiên Kim Phương).
2.Phối Phách Hộ (Bq 42) trị cổ gáy cứng khó xoay trở (Tư Sinh Kinh).
3.Phối Khúc Trì (Đtr 11) + Đại Nghinh (Vi 5) trị lao hạch (Châm Cứu Tụ Anh).
4.Phối Khúc Trì (Đtr 11) trị cánh tay đau (Tiêu U Phú).
5.Phối Khúc Trì (Đtr 11) + Hạ Liêm (Đtr 8) trị cánh tay lạnh, đau (Châm Cứu Đại Thành).
6.Phối Đại Nghênh (Vi 5) [cứu] trị loa lịch (Châm Cứu Đại Thành).
7.Phối Hành Gian (C 2) + Thái Xung (C 3) + Thiếu Hải (Tm 3) + Thông Lý (Tm 5) + Túc Lâm Khấp (Đ 41) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Ủy Trung (Bq 40) trị đinh nhọt mọc ở lưng (Châm Cứu Đại Thành).
8.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty 10) + Khúc Trì (Đtr 11) + Tam Dương Lạc (Ttu 8) + Thiên Tỉnh (Ttu 10) trị loa lịch [lao hạch] (Châm Cứu Đại Thành).
9.Phối Đản Trung (Nh 17) + Khí Hải (Nh 6) + Kỳ Môn (C 14) + Nhũ Căn (Vi 18) + Phong Môn (Bq 12) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Thừa Tương (Nh 24) + Trung Phủ (P 1) + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị uế nghịch (Loại Kinh Đồ Dực).
10.Phối Kÿ Trúc Mã + Linh Đạo (Tm 4) + ủy Trung (Bq 40) trị đinh nhọt ở vùng lưng (Châm Cứu Tập Thành).
10.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ 34) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị cước khí đau nhức (ThiênTinh Bí Quyết).
12.Phối Bá Hội (Đc 20) + Đại Chùy (Đc 14) + Gian Sử (Tb 5) + Khúc Trì (Đtr 11) + Phong Trì (Đ 20) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị phong trúng tạng phủ (Vệ Sinh Bảo Giám).
13.Phối Tam Âm Giao (Ty 6) + Trung Cực (Nh 3) trị nhau thai không ra (Châm Cứu Phùng Nguyên).
14.Phối Khúc Trì (Đtr 11) + Thân Trụ (Đc 12) + ủy Trung (Bq 40) trị ung nhọt (Tân Châm Cứu Học). 15. Phối Bá Hội (Đc 20) + Nhân Trung (Đc 26) + Nội Quan (Tb 6) + Phong Trì (Đ 21) trị trúng phong đờm dãi kéo lên không nói được (Trung Hoa Châm Cứu Học).
16.Phối Khúc Trì (Đtr 11) + Kiên Ngung (Đtr 15) trị tay không đưa lên được (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17.Phối Kiên Ngung (Đtr 15) + Phong Trì (Đ 20) trị vai đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18.Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Khúc Trì (Đtr 11) + Kiên Ngung (Đtr 15) trị tay đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19.Phối Khúc Trì (Đtr 11) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị liệt nửa người (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20.Phối Trung Cực (Nh 3) [cứu] trị thai không ra (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21.Phối Chương Môn (C 13) + Khúc Trì (Đtr 11) + Nhiên Cốc (Th 2) trị thai không ra (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22.Phối Thiên Tông (Ttr 11) + Thiếu Trạch (Ttr 1) trị vú viêm (sưng) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23.Phối Dương Phụ (Đ 39) + Thiếu Hải (Tm 3) trị lao hạch dưới nách (Châm Cứu Học Thượng Hải).
GHI CHÚ
•
• Khi châm Kiên Tỉnh, cần châm Túc Tam Lý (Vi 36) để làm cho khí điều hòa (Tịch Hoằng Phú).
Không châm quá sâu.
THAM KHẢO
• “Khó sinh: châm tả 2 huyệt Kiên Tỉnh sâu 1 thốn, chốc lát sẽ sinh ngay” (Thiên Kim Phương). “Trị vú đau: châm huyệt Kiên Tỉnh rất công hiệu” (Bách Chứng Phú). “Sau khi sinh mà sữa không xuống: châm 2 huyệt Kiên Tỉnh có hiệu quả” (Nho Môn Sự Thân).