Huyệt Khích Môn

HUYỆT: Khích Môn

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở giữa 2 khe (khích) xương, nơi giao của 2 cơ gan tay bé và lớn (giống như cửa) vì vậy gọi là Khích Môn.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Trên khớp cổ tay 5 thốn, giữa 2 khe cơ gan tay lớn và bé.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 4 của kinh Tâm Bào.

• Huyệt Khích của kinh Tâm Bào.

• Huyệt dùng để châm trong trường hợp khí của Tâm Bào bị rối loạn.

TÁC DỤNG

Định tâm, an thần, lương huyết.

CHỦ TRỊ

Trị cơ tim viêm, vùng trước tim đau, màng ngực viêm, tuyến vú viêm, thần kinh suy nhược.

CHÂM CỨU

Châm thẳng sâu 0,8 – 1,2 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là khe giữa cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé, cơ gấp dài ngón tay cái,cơ gấp chung nông và sâu, khe giữa xương quay và xương trụ.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hoặc C6.

PHỐI HỢP HUYỆT


1.Phối Đại Lăng (Tb 7) + Khúc Trạch (Tb 3) trị tim đau (Thiên Kim Phương).

2.Phối Khúc Trì (Đtr 11) + Tam Dương Lạc (Ttu 8) trị nôn ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

3.Phối Khúc Trạch (Tb 3) + Nội Quan (Tb 6) trị thấp tim (Châm Cứu Học Thượng Hải).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận