Huyệt Hoặc Trung

HUYỆT: Hoặc Trung

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

• Hoặc = Đẹp, tuyệt vời. Trung = ở giữa, đây ý chỉ vùng ngực.

• Huyệt có tác dụng làm giảm sự đầy tức ở ngực, điều chỉnh khí lưu thông làm cho ngực được thoải mái (chủ yếu là ho, suyễn…), vì vậy, gọi là Hoặc trung” (Trung Y Cương Mục).

• “Hoặc Trung, hoặc người không mỏi mệt, trong tàng chứ thủy hỏa, ở trên hướng đến huyệt Thiên trì, ở dưới thông với Đan điền, hoặc bên trên, dưới đều thông với mạch Nhâm, vì vậy gọi là Hoặc Trung” (Hội Nguyên).

TÊN KHÁC

Hoặc Trung, Quắc Trung, Vực Trung.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Ở khoảng gian sườn 1, cách đường giữa ngực 2 thốn, ngang huyệt Hoa Cái (Nh.20).

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 26 của kinh Thận.

• Nhận được mạch phụ của Xung Mạch.

CHỦ TRỊ

Trị ho, ngực đau, nôn mửa.

CHÂM CỨU

Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ ngực to, các cơ gian sườn 1, sâu hơn có động mạch chủ (bên trái), tĩnh mạch thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 1.

• Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 1. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

PHỐI HỢP HUYỆT


1.Phối Thạch Môn (Nh.5) trị ho nghịch lên, nước miếng chảy ra, đờm nhiều (Thiên Kim Phương).

2.Phối Vân Môn (P.2) trị ho suyễn, hồi hộp (Tư Sinh Kinh).

GHI CHÚ

• Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận