Hàm Yến
Tên Huyệt:
Hàm = cằm, gật đàu; Yến = duỗi ra.
Huyệt ở phía dưới huyệt Đầu Duy và ở trên cơ thái dương. Khi khớp hàm chuyển động, cơ được duỗi ra, vì vậy gọi là Hàm Yến (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 4 của kinh Đởm.
Huyệt hội với kinh Thủ Thiếu Dương và Túc Dương Minh.
Vị Trí huyệt:
Trong chân tóc vùng thái dương, nơi có di động khi há miệng nhai, huyệt Đầu Duy (Vị 8) đo xuống 1 thốn, tại 1/4 trên và 3/4 dưới của đoạn nối huyệt Đầu Duy và Khúc Tân.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị:
Trị nửa đầu đau, chóng mặt, tai ù, liệt mặt.
Phối Huyệt:
Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Huyền Lư (Đ.5) + Huyền Ly Đ.6) trị đầu đau kinh niên (Châm Cứu Học Thượng Hải)
Cách châm Cứu:
Châm xiên 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 3 – 5 phút.
Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thiếu dương đởm