Huyệt Ế Phong

HUYỆT: Ế Phong

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

2 tai giống như 2 cái quạt (ế), 2 dái tai có thể gập ra vào như để quạt gió (phong), vì vậy gọi là Ế Phong (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Phía sau trái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm, sau mỏm nhọn cao nhất của trái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 17 của kinh Tam Tiêu.

• Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương Đởm.

TÁC DỤNG

Thông nhĩ khiếu, minh mục, khu phong tiết nhiệt.

CHỦ TRỊ

Trị điếc, tai ù, tai lãng, tuyến mang tai viêm, thần kinh mặt liệt.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn, hoặc hướng mũi kim về phía mắt đối diện. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là phía trước bờ trước cơ ức–đòn–chũm, cơ trâm hầu, trâm móng, trâm lưỡi và cơ 2 thân, trên các cơ bậc thang.

• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và XII, nhánh của dây cổ số 3, 4, 5.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

 

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Hạ Quan (Vi.7) + Hội Tông (Ttu.7) trị tai điếc, khớp hàm dưới đau (Giáp Ất Kinh).

2.Phối Thông Lý (Tm.5) trị mất tiếng đột ngột (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Thính Cung (Ttr.16) + Thính Hội (Đ.2) trị tai điếc do khí bế (Châm Cứu Đại Thành).

4.Phối Thính Hội ((Đ.2) trị tai ù (Bách Chứng Phú).

5.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.16) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) trị tai ù điếc, tai chảy máu (Châm Cứu Học Giản Biên).

6.Phối Địa Thương (Vi.4) + Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Tứ Bạch (Vi.2) trị liệt mặt (Châm Cứu Học Giản Biên).

7.Phối Hạ Quan (Đtr.7) trị khớp hàm dưới đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

8.Phối Địa Thương (Vi.4) + Khiên Chính + Nghênh Hương (Đtr.20) trị liệt mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

9.Phối Thính Cung (Ttr.16) + Thính Huyệt + Thính Thông trị tai ù (Châm Cứu Học Thượng Hải).

10.Phối Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị lao hạch (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

10.Phối Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị tuyến mang tai viêm cấp [quai bị] (Châm Cứu Học Thượng Hải).

THAM KHẢO

• “Tai điếc do khí bế, đau khó nói: ắt phải châm Ế Phong mới khỏi” (Ngọc Long Ca).

• “Chỗ lõm sau tai không thể để cho bị tổn thương, nếu bị tổn thương sẽ làm cho người bệnh bị méo miệng” (Thánh Tế Tổng Lục).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận