Huyệt Địa Cơ

HUYỆT: Địa Cơ

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Địa = vùng địa (chân). Cơ = cơ năng. Huyệt ở vùng chân (địa), có cơ năng kiện Tỳ, lợi thấp, làm cho khớp gối chuyển động dễ (cơ), vì vậy gọi là Địa Cơ (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Tỳ Xá.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Ở sát bờ sau trong xương chầy, dưới đường khớp ngang đầu gối 5 thốn, dưới huyệt Âm Lăng Tuyền 3 thốn.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 8 của kinh Tỳ.

• Huyệt Khích của kinh Tỳ.

• Châm trong rối loạn khí gây ra do tuần hoàn ngưng trệ.

TÁC DỤNG

Hòa Tỳ, lý huyết, điều bào cung.

CHỦ TRỊ

Trị kinh nguyệt rối loạn, thống kinh, lưng đau, tiểu khó, đại trường viêm cấp, phù thũng.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là bờ sau – trong xương chầy, chỗ bám của cơ sinh đôi trong, cơ dép là cơ gấp dài các ngón chân, cơ cẳng chân sau.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chầy sau.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.



PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Xung Môn (Ty 12) trị sán khí thể âm (Thiên Kim Phương).

2.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty 9) + Thủy Phân (Nh.9) + Tiểu Trường Du (Bq 27) + U Môn (Th 21) trị không nuốt xuống được (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Huyết Hải (Ty 10) trị kinh nguyệt không đều (Bách Chứng Phú).

4.Phối Tam Âm Giao (Ty 6) + Thận Du (Bq 23) + Trung Cực (Nh.3) trị hành kinh bụng đau (Châm cứu Học Giản Biên).

THAM KHẢO

• Thiên Thích Yêu Thống viết: “Yêu thống mà phía trên hàn, đầu xoay trở khó, thích ở huyệt túc Dương Minh [Địa Cơ] (Tố Vấn 41, 18).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận