HUYỆT: Bát Liêu
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Có 8 (bát) huyệt ở gần (liêu) bên cạnh xương cùng, vì vậy gọi là Bát Liêu.
XUẤT XỨ
Châm cứu Học Thượng Hải.
VỊ TRÍ
Gồm 8 huyệt: Thượng Liêu (Bq 31), Thứ Liêu (Bq 32), Trung Liêu (Bq 33), Hạ Liêu (Bq 34). [Xem chi tiết từng huyệt].
ĐẶC TÍNH
Thuộc kinh Bàng quang.
TÁC DỤNG
Lý hạ tiêu, kiện yêu (làm mạnh lưng), kiện thoái (làm mạnh đùi).
CHỦ TRỊ
Trị bệnh ở bàng quang, bệnh ở bộ phận sinh dục, bệnh đường tiểu, vùng xương cùng đau.
CHÂM CỨU
Châm thẳng, sâu 1 – 2 thốn. Cứu 3 – 7 tráng. Ôn cứu 5 – 20 phút.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Quan Nguyên (Nh 4) thấu Trung Cực (Nh 3) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị thống kinh (Châm cứu Học Thượng Hải).
2.Phối Huyết Hải (Ty 10) + Khí Hải (Nh 6) + Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tử Cung trị tử cung xuất huyết do chức năng (Châm cứu Học Thượng Hải).
3.Phối Thừa Sơn (Bq 57) + Trường Cường (Đc 1) trị hậu môn bị rò (Châm cứu Học Thượng Hải).
4.Hợp Cốc (Đtr 4) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Thứ Liêu (Bq 32) + Thượng Liêu (Bq 31) có tác dụng thúc đẻ [dục sinh] (Châm cứu Học Thượng Hải).
GHI CHÚ
• Châm đắc khí thấy có cảm giác căng tức ở vùng sống cùng, có khi lan xuống chi dưới.
• Khi châm, nên nằm sấp cho dễ lấy huyệt và dễ châm.
THAM KHẢO
• “Lưng đau không thể xoay chuyển, đau lan đến dịch hoàn: châm Bát Liêu và trên chỗ đau” (Tố Vấn 60,11).