Huyệt Ẩn Bạch

HUYỆT: Ẩn Bạch

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt nằm ráp gianh, như nép vào (ẩn) vùng thịt trắng – đỏ của ngón chân, vì vậy gọi là Ẩn Bạch.

TÊN KHÁC

Quỷ Luật, Quỷ Lũy, Quỷ Nhãn.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

VỊ TRÍ

Ở góc trong móng ngón chân cái, cách chân móng 1mm.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 1 của kinh Tỳ.

• Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.

• Một trong Thập Tam Quỷ Huyệt (Quỷ Lũy).

• Nhận 1 mạch phụ từ kinh chính Vị.

• Huyệt đặc biệt để trị những rối loạn ở kinh Biệt Tỳ theo phép Mậu Thích.

• Theo thiên Căn Kết (Linh Khu.5): Huyệt Ẩn Bạch là gốc Thái Âm (huyệt hội tụ là Trung Quản).

• Đây là huyệt phải châm đặc biệt trong trường hợp Tỳ khí rối loạn gây bụng trướng, mất ngủ và trong những rối loạn do khí suy.

TÁC DỤNG

Điều huyết, thống huyết, ích Tỳ, thanh Tâm, định thần khí, ôn dương, hồi nghịch.

CHỦ TRỊ

Trị bụng trướng, mất ngủ, mộng mị, động kinh, điên cuồng, kinh nguyệt rối loạn, ngất [dùng cứu] (Châm cứu Nhật Bản).

CHÂM CỨU

Châm xiên, sâu 0,1 – 0,2 thốn hoặc châm nặn ra máu. Cứu 3 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là xương đốt 2 ngón chân cái.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Đại Đôn (C 1) trị chứng thi quyết [chết giả] (Giáp Ất Kinh).

2.Phối ủy Trung (Bq 40) trị chảy máu cam (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ 34) + Thiên Phủ (P 3) trị mất ngủ (Tư Sinh Kinh).

4.Phối Nhiên Cốc (Th 2) + Nội Đình (Vi 44) + Tỳ Du (Bq 20) trị không muốn ăn (Tư Sinh Kinh).

5.Phối Can Du (Bq 18) + Thượng Quản (Nh 13) + Tỳ Du (Bq 20) trị nôn ra máu, chảy máu cam (Tư Sinh Kinh).

6.Phối Túc Tam Lý (Vi 36) trị tiêu tiểu ra máu (Châm cứu Tụ Anh).

7.Phối Lệ Đoài (Vi 45) trị ngủ hay mơ (Bách Chứng Phú).

8.Phối Bá Hội (Đc 20) trị chứng thi quyết (Y Học Nhập Môn).

9.Phối Đại Lăng (Tb 7) + Thái Khê (C 3) + Thần Môn (Tm.7) trị chảy máu cam (Y Học Nhập Môn).

10.Phối Huyết Hải (Ty 10) + Khí Hải (Nh 6) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị kinh nguyệt quá nhiều (Châm cứu Học Thượng Hải).

10.Phối Huyết Hải (Ty 10) + Thần Môn (Tm.7) trị phụ nữ bị băng huyết (Châm cứu Học Thượng Hải).

12.Phối Thương Khâu (Ty 5) trị co giật mạn (Châm cứu Học Thượng Hải).

13.Phối Tỳ Du (Bq 20) + Vị Du (Bq 21) trị da vàng (Châm cứu Học Thượng Hải).

14.Phối Thân Mạch (Bq 62) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị tiêu ra máu (Châm cứu Học Thượng Hải).

15.Phối Đại Lăng (Tb 7) + Thái Khê (Th 3) + Thần Môn (T.7) có tác dụng cầm máu (Châm cứu Học Thượng Hải).

THAM KHẢO

• Theo thiên Nhiệt Bệnh (Linh Khu.23): Châm Ẩn Bạch trong trường hợp sốt kèm khó thở, ngực đầy, vì Ẩn Bạch là một trong nhóm huyệt châm để gây ra mồ hôi khi sốt do nhiệt tà (các huyệt khác là Đại Đô (Ty 2) + Ngư Tế – P.10)+ Thái Uyên (P 9).

• Theo thiên Nhiệt Bệnh (Linh Khu.23): Ẩn Bạch là 1 trong những huyệt trị ngất như chết (Thi quyết) do suy kiệt khí ở các kinh Biệt Phế, Tỳ, Thận, Tâm, Vị (Nhóm huyệt đó là Ẩn Bạch (Ty 1) + Dũng Tuyền (Th 1) + Lệ Đoài (Vi 45) + Thiếu Thương (P 11) + Thần Môn (T.7).

• “Phụ nữ kinh nguyệt quá kỳ mà ra nhiều không cầm: châm huyệt Ẩn Bạch hết ngay” (Thần Nông Kinh).

• “Ẩn Bạch + Đại Đôn (C 1) hợp thành Thi Quyết Phương có tác dụng tiềm âm, hòa dương, trị chứng thi quyết, bất tỉnh mà mạch đập như thường’ (Châm cứu Xử Phương Học).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận