Huyệt Âm Giao

HUYỆT: Âm Giao

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt là nơi giao nhau (giao) của các mạch Âm là Nhâm, Xung và kinh túc Thiếu Âm Thận, vì vậy gọi là Âm Giao (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Hoành Hộ, Thiếu Quan.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Thẳng dưới lỗ rốn 1 thốn.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 7 của mạch Nhâm.

• Huyệt Mộ của Tam Tiêu.

• Huyệt Hội của mạch Xung, Nhâm và kinh Túc Thiếu Âm (Thận).

• Nơi tiếp nhận khí của Thận và mạch Xung qua các lạc mạch.

• Nơi tiếp nhận khí của 1 nhánh của Tam Tiêu.

TÁC DỤNG

Ôn thông thận dương, điều lý kinh huyết.

CHỦ TRỊ

Trị bụng và quanh rốn đau, bệnh hệ sinh dục ngoài, bệnh về kinh nguyệt, đau do thoát vị, tử cung sa.

CHÂM CỨU

Châm thẳng, sâu 0,5 – 1,5 thốn. Cứu 10 – 40 phút.

GIẢI PHẪU

Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc. Vào sâu có ruột non hoặc tử cung khi có thai 5 – 6 tháng.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Thạch Môn (Nh 5) trị băng trung (Tư Sinh Kinh).

2.Phối Thạch Môn (Nh 5) + Thái Xung (C 3) trị chứng đồi sán (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Thạch Môn (Nh 5)+ ủy Dương (Bq 39) trị bụng dưới đau cứng, tiểu khó (Tư Sinh Kinh).

4.Phối Dũng Tuyền (Th 1) trị tiểu trường đau do khí (Châm cứu Tụ Anh).

5.Phối Thạch Quan (Th 18) trị không có con (Bách Chứng Phú).

6.Phối Âm Giao (Nh 7) + Dương Trì (Ttu 4) trị phụ nữ bị chứng huyết vận (Tiêu U Phú).

7.Phối Thủy Phân (Nh 9) + (Túc) Tam Lý (Vi 36) trị cổ trướng (Ngọc Long Kinh).

8.Phối Bá Hội (Đc 20) + Chiếu Hải (Th 6) + Thái Xung (C 3) trị bệnh ở họng (Tịch Hoằng Phú).

9.Phối Ẩn Bạch (Ty 1) + Can Du (Bq 18) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Tỳ Du (Bq 20) trị tử cung xuất huyết do cơ năng (Châm cứu Học Thượng Hải).

GHI CHÚ

• Có thai nhiều tháng không châm sâu.

THAM KHẢO

• Cứu nhiều sẽ không mang thai (Thiên Kim Phương).

• Có thai không nên cứu (Ngoại Đài Bí Yếu).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận