Hướng dẫn chườm ngải cứu đúng cách

QUY TRÌNH CHƯỜM NGẢI CỨU

 I.Đại cương:

+ Sử dụng ngải cứu nóng đắp lên vùng cơ thể cần điều trị.

+ Tác dụng chính là tác dụng nhiệt.

II.Chỉ định:

+ Giảm đau

+ Giãn cơ.

+ Chuẩn bị cho kéo giãn, tập vận động, xoa bóp.

III. Chống chỉ định

+ Vùng mất cảm giác.

+ Da bị tổn thương hở.

+ Sốt cao, nhiễm trùng, nhiễm độc.

IV.Chuẩn bị

1.Cán bộ chuyên khoa: Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, kĩ thuật viên vật lí trị liệu.

2.Phương tiện:

+ Ngải cứu lá, cành khô hoặc tươi.

+ Nồi nấu và các dụng cụ kèm theo.

+ Cồn 70o-90o

+ Bàn hoặc giường nằm.

+ Khăn bông, nilon và các dụng cụ cần thiết khác.

3.Người bệnh:

+ Giải thích cho người bệnh an tâm.

+ Để người bệnh ở tư thế thoải mái, phù hợp với điều trị.

4.Hồ sơ bệnh án:

V.Các bước tiến hành

+ Bộc lộ vùng điều trị.

+ Chườm ngải cứu: lấy ngải cứu nóng bọc lại bằng túi nilon, đặt lên vùng cần điều trị, dùng khăn bông quấn kín giữ trong 20-30 phút.

+ Có thể kết hợp xông hơi ngải cứu hoặc đắp trực tiếp khi ngải cứu không nóng lắm.

+ Hết thời gian chườm: lấy ngải cứu ra, lau sạch vùng điều trị, kiểm tra, ghi bệnh án.

VI.Theo dõi

Phản ứng của người bệnh trong khi điều trị phòng ngừa bỏng.

VII. Tai biến và xử lý

Bỏng: Ngừng chườm, xử lý như bỏng nhiệt.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận