1. Hội chứng lâm sàng
Hội chứng xương móng: Bệnh bị gây ra do có sự vôi hóa và viêm nhiễm từ dây chằng trâm hàm tới xương móng. Đầu trên dây chằng trâm móng bám vào mỏm trâm và đầu dưới bám vào xương móng. Viêm gân cơ khác có đầu bám vào xương móng cũng khiến cơn đau nặng thêm. Hội chứng xương móng cũng có thể gặp phối hợp với hội chứng Eagle. Cơn đau do hội chứng xương móng thường xuất hiện đột ngột và dữ dội, đau như dao đâm, xảy ra khi cử động hàm dưới, xoay cổ hoặc nuốt.
2. Dấu hiệu và triệu chứng
Cơn đau do hội chứng xương móng bắt đầu ở góc dưới hàm và lan xuống vùng cổ trước bên. Cơn đau xuất hiện hoặc tăng lên khi nhai, xoay cột sống cổ và khi nuốt. Cơn đau do hội chứng xương móng xuất hiện đột ngột dữ dội, đau như dao đâm và thường lan sang tai cùng bên. Một vài trường hợp có thể xuất hiện dị cảm ở họng. Tiêm giảm đau và steroid và đầu bám dây chằng trâm móng tại sừng loén của xương móng phục vụ cho cả mạc đích chẩn đoán và điều trị.
3. Cận lâm sàng
Chụp cộng hưởng từ (MRI) phần mềm ở cổ có thể phát hiện điểm vôi hóa, viêm hoặc cả hai tại đầu bám dưới của dây chằng trâm hàm ở xương móng. Tiêm vào dây chằng thuốc giảm đau tại chỗ nhằm mục đích chẩn đoán và khẳng định chẩn đoán.
4. Chẩn đoán phân biệt
Tổn thương phần mềm vùng này có thể gây nhầm lẫn với hội chứng xương móng. Bởi vì chấn thương luôn liên quan đến tiến triển tình trạng đau nên khi cử động quá mức hoặc bong gân như trong tình trạng hội chứng vai-móng, thường tồn tại đồng thời với hội chứng xương móng. Khối u nguyên phát hoặc di căn ở cổ và hạ hầu, sự phát hiện hàng loạt nang tuyến giáp lưỡi cũng có thể gây nhầm lẫn trong biểu hiện lâm sàng của hội chứng xương móng và nên được ưu tiên chẩn đoán hàng đầu nếu tiền sử chấn thương không có hoặc không rõ ràng.
Mặc dù có biểu hiện lâm sàng tương tự nhưng có thể dễ dàng phân biệt đau dây thần kinh thiệt hầu với hội chứng xương móng bởi trong đau dây thần kinh thiệt hầu khi cơn đau kịch phát bệnh nhân có thể cảm thấy cơn đau như bị shock điện tương tự như đau dây thần kinh sinh ba, chứ không phải là đau buốt, đau nhói khi cử động trong hội chứng xương móng. Bởi vì đau dây thần kinh thiệt hầu có liên quan tới loạn nhịp tim chậm mức độ nặng và ngắt nên người thầy thuốc cần phải phân biệt được hai hội chứng này.
5. Cách điều trị hiệu quả cho hội chứng xương móng
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) hoặc thuốc kháng cycloo-xygenase-2 (COX-2) là thuốc đầu tay trong điều trị hội chứng xương móng. Sử dụng thuốc giảm đau suy nhược tricyclic như là thuốc chống trầm cảm Nortriptyline, trước khi ngủ sử dụng một liều chính xác 25mg trong giới hạn cho phép cũng rất hữu dụng, đặc biệt trong trường hợp khó ngủ.
Nếu các triệu chứng vẫn không giảm thì tiêm vào điểm bám dưới của dây chằng trâm móng là bước điều trị tiếp theo.
6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp
Biến chứng chính trong điều trị bệnh nhân có theo dõi hội chứng xương móng đó là chẩn đoán sai. Nứt hoặc sự mất ổn định xương sống cổ sau chấn thương vẫn là một khả năng có thể xảy ra.
Chẩn đoán thất bại như chấn thương có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ để lại di chứng thần kinh luôn thường trực. Như đã lưu ý ở trên, nếu nghĩ tới bệnh nhân có tiền sử chấn thương thì có thể loại trừ hội chứng xương móng. Cần cẩn thận tìm xem liệu có khối u ở cổ, đỉnh phổi, tam giác trước cổ và vùng hạ hầu hay không. Nếu có khẳng định có tiền sử nôn nhiều thì nghĩ nhiều có rách thực quản.
Ngoài ra, còn có thể gặp biến chứng do kỹ thuật tiêm gân.
7. Kinh nghiệm lâm sàng:
Bệnh nhân có đau tại vùng giải phẫu này trên lâm sàng luôn nên được thầy thuốc đánh giá theo dõi trường hợp ung thư ác tính chưa rõ nguyên nhân. Các khối u ở thanh quản, hạ hầu và tam giác cổ trước có thể có triệu chứng lâm sàng y như hội chứng xương móng.
Căn cứ vào tỷ lệ mắc bệnh thấp và tính chất đau tương tự như cơn đau thắt phát do ung thư ác tính tại vùng này mà hội chứng xương móng cần phải đưa vào chẩn đoán loại trừ.
8. Điều trị bằng đông y – châm cứu
Hội chứng xương móng hoàn toàn có thể kết hợp điều trị bằng phương pháp đông y – châm cứu. Hãy liên hệ với số hotline của trung tâm để được tư vấn.