[Triệu chứng học] Hội chứng tăng Glucose (đường) máu

Biểu hiện lâm sàng

Dù nguyên do gì, biểu hiện lâm sàng có thể chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn khởi phát

Thường chưa thấy biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Khi có các triệu chứng, ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều và gây nhiều biểu hiện thì sự rối loạn chuyển hoá đường đã nặng rồi. Trong giai đoạn này, nhiều khi tình cờ mà phát hiện, nhân làm xét nghiệm đường, nước tiểu, glucoza máu hàng loạt và thấy có glucoza trong nước tiểu, glucoza máu tăng cao.

Một thời gian sau, nếu khôngđược điều trị đúng cách người bệnh có đầy đủ các triệu chứng của đái tháo đường, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát.

Giai đoạn toàn phát

Lúc này, có thể thấy hội chứng 4 nhiều:

Ăn nhiều: Mỗi ngày ăn hai suất, vẫn thèm ăn.

Uống nhiều: Mỗi ngày uốngtới 3 – 4 lít.

Đái nhiều: Mỗi ngày đái tới3 – 4 lít.

Gày nhiều: Ăn nhiều nhưng glucoza không được chuyển hoá hết: Loại trừ qua nước tiểu quá nhiều, do đó người bệnh ngày một gầy rạc đi. Có khi sút từ 6 -7 kg so với trước khi bị bệnh, trong một thời gian ngắn.

Trong giai đoạn này, người bệnh thường đến khám do các biến chứng của đái tháo đường.

Các biến chứng này rất nhiều, xảy ra cho nhiều cơ quan, nhưng có thể chia ra hai loại chính:

Thoái hoá ở nhiều bộ phận:

Trong bệnh này, chẳng những có rối loạn về chuyển hoá đường, mà còn rối loạn cả chuyển hoá mỡ, gây thoái hoá ở nhiều bộ phận.

Ở mắt: Gây viêm động mạch võng mạc, làm đục nhân mắt.

Ở tim: Viêm hoặc xơ vữa động mạch vành. Có thể gây cơn đau thắt ngực.

Ở chi: Chủ yếu là chi dưới, gây viêm tắc động mạch chi dưới.

Ở thận: Gây viêm thận mạn.

Ở gan: Gây thoái hoá mỡ.

Ở khớp: Gây thấp khớp mạc.

Các biến chứng khác:

Ngoài da: Gây chàm, ngứa âm hộ, hâu môn, mủ qui đầu. Có khi gây mụn nhọt nhiều nơi.

Ở răng lợi: gây mủ răng lợi. Có khi làm rụngcả hai hàm răng.

Ở phổi: Thể tạng tháo đường rất dễ bị lao phổi. Có thễ gây viêm phổi và học mủ phổi.

Về thần kinh: Có thể gây viêm nhiều dây thần kinh.

Những biến chứng nặng nhất, yêu cầu phát hiện và điều trị kịp thời là hôn mê glucoza niệu. Hôn mê glucoza niệu thường qua hai giai đoạn:

Giai đoạn tiền hôn mê: Người bệnh tự nhiên trở nên mệt mỏi rã rời đang ăn uống nhiều thì lại biếng ăn, uống cũng ít đi. Thường kèm theo các rối loạn tiêu hoá như đau vùng thượng vị, nôn mửa hoặc ỉa chảy.

Lúc này xét nghiệm cấp cứu sẽ thấy:

Trong nước tiểu: Đường rất nhiều, có thêm thể xeton.

Trong máu: Glucose máu cao, có khi tới 3 – 4%0. Dự trữ kiềm hạ dưới 30 thể tích CO2.

Giai đoạn hôn mê: Đây là giai đoạn hôn mê sâu, không có triệu chứng thần kinh khu trú. Người bệnh nằm im, mềm nhũn, mất hết trí giác, vận động và phản xạ. Đồng tử giãn, nhưng phản xạ giác mạc còn tốt.

Người bệnh trong tình trạng mất nước nặng: Da nhăn nheo, môi và lưỡi khô, thở sâu, thô ráp, nhịp thở Kussaul, hơi thở có mùi axeton.

Huyết áp hạ thấp, mạch nhanh. Thân nhiệt giảm dưới 360C. Lúc này xét nghiệmcấp cứu sẽ thấy:

Trong nước tiểu: Glucoza niệu rất nhiều, định lượng có thể tới hàng 100g%. thể xeton rõ rệt (+++).

Trong máu: glucoza máu rất cao, tới4 -5%.

Bệnh đái tháo đường là một bệnh về sinh hoá, một bệnh thể dịch, muốn chắc chắn phải tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng.

Cận lâm sàng

Glucoza niệu

Thường xuất hiện khoảng 1-2 giờ sau bữa ăn. Có glucoza niệu cũng chưa khẳng định chẩn đoán (vì có thể đái tháo đường do thềm thận thấp), không thấy glucoza niệu cũng chưa loại bỏ chẩn đoán vì có thể tiến hành xét nghiệm lúc đói, sẽ không có glucoza niệu. mặt khác ở một số người.bệnh đái tháo đường, nhất là người có tuổi, thềm thậnvề glucoza cao hơn bình thường và glucoza niệu chỉ xuất hiện khi glucoza máu tăng quá 250mg%.

Tốt nhất nên xét nghiệm nhiều lần và lấy nước tiểu 24 giờ.

Glucoza máu lúc đói

Nếu trên 140mg%, phải nghi ngờ và tiến hành làm nghiệm pháp tăngglucoza máu bằng uống glucoza.

Nếu glucoza máu bằng 180 – 185mg%, chắc chắn đái tháo đường.

Nghiệm pháp tăng glucoza máu bằng uống glucoza

Uống 50g glucoza với 200ml nước. Xét nghiệm glucoza máu lúc đói, rồi cứ nửa giờ sau khi uống đường, lại xét nghiệm glucoza máu một lần trong 2 giờ rưỡi hoặc 3 giờ.

Bình thường: Sau 30 đến 45 phút, máu tăng cao thêm khoảng 60 – 70mg% và hạ xuống bình thường sau 2 giờ.

Nói chung, glucoza máu không quá 160mg% trong giờ đầu và không cóglucoza niệu. Trong bệnh đái tháo đường: glucoza máu không quá 160mg% và kéo dài.

Nghiệm pháp gây hạ glucoza máu sau tiêm tolbutamit

Tiêm tĩnh mạch chậm 1g Tolbutamit dung dịch 10% cho một người đã được chuẩn bị như trong nghiệm pháp gây tăngglucoza máu bằng uống glucoza. Bình thường sau 30 phút, glucoza máu hạ thấp 20% hay hơn nữa.

Trong đái tháo đường: Sau 30 phút, glucoza máu chỉ hạ thấp dưới 12%. Nghiệm pháp này để do dự trữ insulin của tuỵ.

Nghiệm phápmẫn cảm Coctison

Người ta tiến hànhhai nghiệm pháp gây tăng glucoza: một nghiệm pháp trong điều kiện bình thường, một nghiệm pháp sau khi uống 50mg coctison mỗi lần vào 8 giờ và 2 giờ trước khi làm nghiệm pháplần thứ 2. Sau đó đem so sánh kết quả.

Nếu sau khi uống coctison, đường biểu diễn chỉ sự bất thường, có thể coi người bệnh bị đái tháo đường loại tiềm thế (diabète potentiet).

Chính loại này cần được phát hiện sớm, vì lúc này rối loạn chuyển hoá đường còn nhẹ, ngay cả nghiệm pháp gây tăngglucoza máu cũng vẫn thấy bình thường. Glucoza máu chỉ rối loạn sau khi uống coctison mà thôi.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Khi thấy Glucoza máu luôn luôn tăng cao quá 140mg% có thể chắc chắn là bị đái tháo đường. Xét nghiệm glucoza máu niệu còn giúp tatheo dõi đìêu trị. Trongđiều kiện không làm được glucoza máu, nếu thấy glucoza niệu nhiều và thường xuyên thì trên thực tế cũng có thể coi là bị đái tháo đường.

Chẩn đoán nguyên nhân

Đái tháo đường do suy tuỵ tạng:

Khoảng 90% đái tháo đường do suy tuỵ tạng.

Đái tháo đường do tuyến yên:

Khi cường chức năng các tế bào ưa axit của tuyến yên, sẽ làm cho:

Người bệnh có triệu chứng của bệnh to các viễn cực (hoặc bệnh khổng lồ).

Đồngthời có thể có triệu chứng lâm sàng và thể dịch của bệnh đái tháo đường.

Chỉ có thể chẩn đoán đái tháo đường do tuyến yên khi thấy hai hội chứngđó kết hợptrên mộtngười bệnh mà thôi.

Đái tháo đường do tuyến giáp trạng:

Ngườibệnh có biểu hiện rõ rệt của bệnh cường tuyến giáp trạng. Trong bệnh này, thyroxin tiết ra nhiều, kích thích quá trình chuyển hoá glycogen thành glucoza, do đó có thể gây tăng glucoza máu.

Thường thường, đái tháo đường do cường tuyến giáp trạng không gâytăngglucoza máu nhiều lắm và glucoza niệu cũng ít.

Nhiều khi chỉ thấy rối loạn chuyển hoá đường khi làm nghiệm pháp tăng glucoza máu.

Đái tháo đường do thượng thận:

Hocmon tuyến thượng thận cũng làm cho glycogen chuyển thành glucozanhiều hơn. Vì vậy, khi cường tuyến thượng thận, người bệnh cóbiểu hiện của cườngthượng thận, đồng thờicó thểthấy glucoza máu tăng cao và có glucoza niệu.

Có thể nói rằng 90% người bệnh đái tháo đườnglà do suy tuỵtạng. Ở đây, các triệu chứnglâm sàng và thể dịchthườngđiển hình và đầy đủ, cácbiếnchứng cũng nhiềuvà nặng hơn.

Trong đái tháo đường do tuyến yên giáp trạng và thượng thận, việc chẩn đoán nguyên do phải kết hợp hội chứng cường các tuyến đó và hộichứng đái tháo đường, việc điều trị đái tháo đường ở đây chủ yếu là điều trị các nguyên nhânsinh ra nó, còn insulin thì rất ít có kết quả.

Thành viên Dieutri.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận