[Ngoại khoa] Gãy thân xương đùi trẻ em

I. ĐẠI CƯƠNG

Xương đùi là xương lớn nhất và dài nhất trong cơ thể nên gãy xương đùi là một chấn thương nặng và nguy hiểm. Xương đùi có nhiều cơ lớn bám xung quanh nên khi gãy thường hay di lệch nhiều và khó cố định bằng phương pháp bên ngoài vì vậy việc sơ cứu và vận chuyển ban đầu là hết sức quan trọng.

II. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG

  • Gãy xương đùi thường có cơ chế và triệu chứng lâm sàng rõ: sưng to, biến dạng đùi, đau nhiều chỗ gãy.
  • X-quang: cho chẩn đoán xác định loại gãy, đường gãy, độ di lệch

III. ĐIỀU TRỊ

1. Xửtrí ban đầu

  • Bất động chi: bằng cách nẹp dài từ bàn chân đến nách
  • Giảm đau:

+ Paracetamol: 15 mg/kg x 3 lần uống

+ Gardenal: 1mg/kg/tối uống

2. Xử trí điều trị

  • Trẻ em dưới 2 tuổi (< 10kg): kéo tạ kiểu Bryant 2 đến 3 tuần à X- quang kiểm tra à cal xương tốt, bó bột bụng đùi bàn chân.
  • Từ 2 à 6 tuổi (10-20 kg): kéo tạ kiểu Russell 3 tuần à X- quang kiểm tra à cal xương tốt, bó bột bụng đùi bàn chân.
  • Từ 6 à 16 tuổi: có thể đóng đinh nội tủy hoặc nẹp

IV. THEO DÕI

  • Theo dõi bột trong suốt quá trình lành xương từ 6 đến 8 tuần
  • Sau khi cắt bột cho tập nhẹ nhàng:

+ Hai tuần đầu tập co duỗi chân đau trên giường.

+ Sau đó tập đi nạng chống nhẹ chân đau 1 tháng rồi bỏ nạng

  • Thời gian lấy dụng cụ từ 6 tháng đến 1 năm

Bảng theo dõi sau điều trị

Gập góc có thể chấp nhận được (theo RockWood)

Tuổi

Gậpgóc/xoay

Trước/sau

Chồngngắn

Sơ sinh → 2 tuổi 300 300 15 mm
2 → 5 tuổi 150 200 20 mm
6 → 10 tuổi 100 150 15 mm
11 tuổi → lớn 50 100 10 mm

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận