Có thể bạn hoặc người thân của bạn vào tuổi trung niên, đi khám bệnh vì vấn đề đau khớp. Sau khi chụp phim được bác sỹ đọc là có hình ảnh gai xương và chẩn đoán bị thoái hoá khớp. Vậy gai xương là gì? Nó có nguy hiểm gì không? Có cần điều trị gì như phẫu thuật cắt gai xương không? … Rất nhiều băn khoăn mà đôi khi trong 1 khoảng thời gian ngắn hạn, các bác sỹ không có thời gian để giải thích kỹ hơn được.
Cơ chế hình thành
Ảnh hưởng của gai xương đến các triệu chứng của thoái hoá khớp
Triệu chứng gây phiền toái chính của bệnh lý thoái hoá khớp là đau. Với cơ chế hình thành được mô tả rõ ràng như trên, chúng ta thấy rằng gai xương không phải là nguyên nhân gây đau trực tiếp vì sự tồn tại của chúng ở các vị trí không tỳ đè chịu lực, tuy nhiên gai xương là yếu tố gây đau kiểu viêm, đau do viêm của mô mềm như dây chằng bao khớp quanh khớp. Tại sao vậy? Khi khớp chuyển động, gai xương sẽ ma sát với mô mềm xung quanh (còn gọi là hiện tượng Impingement), thường nhất là các dây chằng của khớp, khi có 1 yếu tố thuận lợi như mức độ vận động quá nhiều, tình trạng viêm sụn trong khớp tăng lên thì khả năng viêm bao khớp và dây chằng tăng lên. Vì vậy, trong các phẫu thuật thay khớp, việc lấy bỏ triệt để các gai xương là yếu tố giúp cho sự thành công của phẫu thuật tăng lên. Đối với 1 số trường hợp mức độ thoái hoá khớp vừa, có chỉ định can thiệp nội soi khớp thì bên cạnh việc cắt lọc tổ chức viêm thì việc làm sạch các chồi xương (hay còn được gọi là cắt gai xương) là cần thiết, tất nhiên là ở những vị trí cần thiết và có thể can thiệp được qua nội soi.
Như vậy, hiểu đúng về gai xương giúp cho bệnh nhân đỡ lo lắng vì một số bệnh nhân không hiểu rõ, khi được bác sỹ nói rằng có gai xương thì nghĩ rằng trong khớp có “gai” và như vậy phải giải quyết cái “gai” đó mới hết đau được. Qua bài viết này, các bạn có thể hiểu sự thực không phải đơn giản như vậy.
TS Trần Trung Dũng