Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue

  • Bệnh Sốt xuất huyết lây đường máu, do muỗi đốt bệnh nhân trong 3-4 ngày đầu của bệnh rồi dốt sang người lành; muỗi Aedes cái có thể truyền bệnh dengue sau thời kỳ ủ bệnh 3 đến 10 ngày, hoặc có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu bệnh nhân dở dang rồi đốt ngay người khác.
  • Sau khi bị nhiễm virut, muỗi sẽ bị nhiễm suốt đời. Muỗi cái còn có thể truyền dọc virut D sang thế hệ sau qua trứng; đường truyền dọc này có lẽ không có vai trò lớn trong cơ chế lây truyền D. sang người. Người vẫn là vật chủ chính nhân virut D.
  • Nhiều loại muỗi Aedes có thể truyền virut dengue cho người: loại muỗi chủ yếu là A, . aegypti (ỏ đô thị), A. albopictus (ở nông thôn, ngoại thị, ngoại thành, trong rừng), A.polynesiensis ở Nam Thái Bình Dương; trong một số vụ dịch, có khi còn phân lập được virut dengue từ một số loại muỗi Aedes khác như nhiều chủng loại của A. scutellaris ở Nam Thái Bình Dương (Thông báo kỹ thuật TCYTTQ, 1980). A.niveus ở rừng Malaixia và Việt Nam (Rudnick A. 1980; IMPE Hà Nội, 1981), A. cooki ở Niue, Nam Thái Bình Dương (Mohan A. Rao 1980).

Trên lục địa châu Á và quần đảo Inđônêxia, các dịch Sốt xuất huyết thường phù hợp với sự phân bố muỗi A.aegypti. A.aegypti có mặt ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới giữa vĩ tuyến 3ố3 Bắc và Nam; virut dengue tuy dễ dàng xâm nhập vào A.albopictus, nhưng muỗi này hút máu người ít hơn A. aegypti do đó đỡ lây truyền (Thông báo kỹ thuật TCYTTQ, 1975); dịch vụ Sốt xuất huyết phát mạnh ở thành thị so với nông thôn. Những nhận xét trên nói lên vai trò A. albopictus chỉ là phụ. Tuy nhiên, kinh nghiệm ở Việt Nam đã cho thấy: đối với những đơn vị bộ đội đóng ở núi rừng, những tập thể thanh niên đi khai hoang vùng kinh tế mới, những khu công nghiệp, nông trường, công trường mới xây dựng ở nông thôn, thì không thể xem nhẹ A. albopictus Uhi loại muỗi này nhiễm Virus dengue gặp môi trường có nhiều người chưa miễn dịch và có ít gia súc (kinh nghiệm vụ dịch 1972 ở Tây Nguyên và vụ dịch 1973 ở bộ đội Quảng Trị, Thừa Thiên; Võ An Dậu, 1975; Lê Tiên Ngọc, 1974). Có ý kiến cho rằng A.albopictus có lẽ chỉ là môi giới truyền những trường hợp dengue cổ điển không có xuất huyết và A.aegypti là môi giới truyền Sốt xuất huyết: vụ dịch dengue cổ điển năm 1960 ở Bắc Việt Nam do A.albopictus vụ dịch Sốt xuất huyết năm 1969 ở Bắc Việt Nam do A.aegypti, vụ dịch dengue cổ điển năm 1978 ở Trung Quốc do A.albopictus là những ví dụ phù hợp với nhận định này; nhưng ngược lại vụ dịch năm 1980 ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), vụ dịch năm 1982 ở Côlômbô (Xri Lanca) đều là dengue cổ điển, mặc dù tại hai nơi này có nhiều A.aegypti hơn A.albopictus (xem 1.2 và 2.1.2).

Sinh lý, sinh thái A.aegypti

A. aegypti nhập vào Đông Nam Á từ trước 1900, hiện nay có nhiều ở đô thị ven biển Đông Nam Á và lan tràn vào nhiều thành phố trong lục địa theo trục giao thông thuỷ bộ. Loại muỗi vằn này thường có nhiều trong thành phố, thị xã, sống ngoài trời và cả trong nhà; ưa đốt người, hút máu chủ yếu ban ngày, từ sáng đến chiều, có khi cả đêm, sau khi đốt thường đậu trên những quần áo có hơi người, sẫm màu, đ gầm giường, gầm bàn, tủ, xó tường và gầm cầu thang; bay xa 400m, đậu cao trên tường từ 2m trở xuống (Vũ Thị Phan, và cs 1970. Bộ Y tế, Hướng dẫn chuyên môn, 1973). Thường ít gặp ở độ cao trên 1000m

A. aegypti sinh sản nhiều nhất ở những dụng cụ chứa nước nhân tạo gần nhà dùng trong sinh hoạt (như bể, thùng phuy, chum, vại, chậu cây và cá cảnh…) rồi đến những hồ ao, bọ gậy loại muỗi này còn thấy ở mảnh chum vại vỡ, mảnh bát, hòm đạn, vỏ hộp đọng nước, và ở cả một số hầm hố phòng không, cống rãnh; trong thực nghiệm thấy loại bọ gậy này có khả năng phát triển ở các môi trường nước khác nhau, ngay cả những môi trường có độ hữu cơ cao (Vũ Thị Phan và cs, 1970). Muỗi thường đẻ trứng ở thành bể, chỗ mép nước; trứng có vỏ dày, nhiều túi hơi, khi đã thấm nước có thể chịu đựng khí hậu khô trong 6-8 tháng; khi tiếp xúc với nước, trứng phát triển thành bọ gậy; chu kỳ phát triển từ trứng thành muỗi ở nhiệt độ 26 là 11-18 ngày; Một yếu tố khó khăn cho việc diệt muỗi là trứng của A.aegypti có thể tồn tại lâu dài trong điều kiện khô, đôi khi trên 1 năm; thời gian nung bệnh ở muỗi cái trước khi truyền được bệnh (tức thời gian virut nhân lên trong hạch nước bọt muỗi) là từ 3 đến 10 ngày (TCYTTQ, Thông báo kỹ thuật, 1980), và phụ thuộc vào nhiệt độ: ở nhiệt độ 30o cần 8-12 ngày, ở nhiệt độ cao hơn từ 32o đến 35° chỉ cần 4-7 ngày (Watts D.M Burke D.s. 1980), nhưng nếu nhiệt độ thấp hơn, từ 27o đến 30°, thời gian này từ 9 đến 21 ngày (Miles J.A.R. Mataika J.U, 1980). Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa. N.p. Salazar và cs (1980) đã nghiên cứu xác định chỉ số tôi thiểu về mật độ muỗi đủ để virut được duy trì trong thiên nhiên ở Philipin về mùa nóng và khô là 0,2323 (biological transmission index), và chỉ số tối thiếu về mật độ muỗi đủ để lan truyền bệnh là 0,5533.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận