Đông y chữa bệnh vô sinh

Từ xa xưa, việc chữa trị vô sinh rất chú trọng vào vấn đề ôn dưỡng thận khí và bổ khí huyết cho cơ thể. Đông y không can thiệp thẳng vào cơ quan nội tạng của cơ thể, mà lưu ý việc tạo nên sự nhẹ nhàng thư thái, không gây căng thẳng về tâm lý cho người được chữa trị (bởi dễ gây rối loạn cho cơ thể về nội tiết). Ngoài ra, còn rất chú trọng vào “nguyệt sự” ở người phụ nữ trong chữa trị vô sinh, cũng như chú trọng vào yếu tố “tiên thiên” và “hậu thiên”.

Đông y chữa vô sinh thường chia làm 3 giai đoạn: bổ huyết, điều kinh, thông mạch hóa ứ trệ; tư âm, bổ dương và kiện tỳ – bổ thận khí (để chuẩn bị cho sự thụ thai).

Trong Phụ Đạo Sán Nhiên của Hải Thượng Lãn Ông có viết về cách chữa các chứng gây vô sinh ở nam và nữ:

  • Đàn bà mập khó có thai do mỡ dầy dẫn đến bế tắc tử cung. Cho nên sử dụng các vị thuốc ráo đờm thấp: Nam tinh, bán hạ, thương truật, chỉ xác, xuyên khung, hương phụ, trần bì.
  • Người gầy tính nóng, kinh nguyệt không đều do tử cung khô sáp, không huyết, không thu giữ được tinh khí. Vì thế dùng thuốc lương huyết giáng hỏa: Tứ vật gia hoàng cầm, hương phụ hoặc Lục vị địa hoàng hoàn.
  • Thể hư hàn: dùng thuốc tân ôn kiêm thuốc bổ dưỡng khí huyết (tân ôn cộng với bổ dưỡng sẽ thành ôn ấm). Không nên dùng thuốc ấm đơn thuần.
  • Đàn ông thận tinh hư yếu, khí huyết hư tổn, ham muốn không chừng độ, âm tinh suy bại. Vì thế nên tìm gốc bệnh mà chữa.
  • Thủy hư: dùng bài lục vị
  • Hỏa hư: dùng bài bát vị
  • Khí hư: dùng Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật, Hoắc hương, Ngũ vị tử
  • Huyết hư: dùng tứ vật, ô kê, trạch lan
  • Âm hư: dùng A giao, sữa bò, sữa người, Thạch hộc
  • Dương hư: dùng kỷ tử, nhục thung dung, ba kích, xà sàng
  • Bổ tinh huyết: dùng cao mê nhung, cao lộc nhung
  • Đờm thịnh: dùng bài Nhị trần thang gia Nam tinh, Thần khúc, Hương phụ
  • Điều trị không dùng thuốc:
  • Thanh tâm quả dục: tinh sinh huyết, không những giao cấu tổn tinh mà tất cả những việc làm tổn huyết cũng phải kiêng. Do đó cần phải lao động có tiết độ (tiết lao)
  • Thận chủ bế tàng, can chủ sơ tiết, 2 tạng này đều có tướng hỏa, đều liên hệ vào tâm. Tâm là quân hỏa, giận tổn thương can, tướng hỏa động thì động đến chức năng sơ tiết của can, bế tàng của thận, tuy không giao cấu mà tinh cũng chảy ngầm
  • Rượu làm động huyết, uống rượu thì mặt đỏ, tay chân đỏ, đó là làm loạn huyết. Người khí huyết suy, phải vài ba tháng mới không giao cấu thì tinh mới đặc lại. Nếu đêm nào say rượu thì tinh loãng ngay. Do đó phải kiêng rượu
  • Sách nội kinh nói: tinh không đủ thì bổ bằng vị ăn. Nhưng vị nồng gắt thì không thể sinh tinh được, chỉ có vị điềm đạm mới có thể bổ tinh. Thiên hồng phạm bàn về vị ăn có nói: các sản vật thế gian chỉ có ngũ cốc là vị chính yếu, nếu có thể ăn thuần ngũ cốc rất hay sinh tinh, như nấu cháo và cơm, trong đó có chất nước đặc tụ lại thành đám, đó là dịch của gạo tụ lại, ăn vào rất có thể sinh tinh, cho nên phải cẩn thận thức ăn.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận